Bản không dấu Nhanh và chậm
(Hoathuytinh.com) TTO - Ai kiểm soát được thời gian, người đó kiểm soát được số phận. Phần lớn chúng ta bị số phận oặt oại lôi đi, vì chúng ta không kiểm soát được nhịp thời gian của chính mình...
Thời gian là tiến! Thời gian là tiền! Đây là câu cửa miệng của bất cứ nhà quản lý nghiêm túc nào. Vì sao? Vì thời gian là nguồn lực, thậm chí là nguồn lực quan trọng nhất. Nhưng rất tiếc, hầu hết chúng ta, nhất là những người trẻ, đều không đánh giá hết tầm quan trọng của thời gian.
Chúng ta hài lòng vì cuộc sống đã tốt hơn ngày hôm qua, như chuyện chúng ta đã vượt qua ngưỡng nghèo khổ, mà quên đi rằng, lẽ ra mọi chuyện đã tốt hơn, lẽ ra chúng ta đã có thể đi nhanh hơn nữa.
Đâu rồi tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng phút từng giờ!” của hơn ba mươi năm về trước, khi các dự án, chính sách vẫn treo có khi lên đến cả chục năm. Nếu nhân với dân số 86 triệu người, thì khoảng thời gian đó là hàng trăm triệu năm. Một nguồn lực khổng lồ đã bị lãng phí!
Chúng ta xót thương khi ai đó rời bỏ cõi đời này sớm một vài năm. Nhưng chúng ta dửng dưng khi đất nước mất đi hàng trăm triệu năm nguồn lực. Vì sao? Có phải nhịp sống chậm rề rà đã ăn vào máu của chúng ta? Hay vì chúng ta được hun đúc trong một môi trường sống rề rà như thế?
Phần lớn các kế hoạch lớn nhỏ, từ cá nhân cho đến quốc gia, đều lấy thời gian đạt được làm chuẩn. Nhưng mấy ai ngồi tính xem, để đạt được những mục tiêu đó, mình phải vận động với tốc độ bao nhiêu, và điều chỉnh thế nào. Để rồi thời gian trôi đi, mới thấy mình vẫn quẩn quanh một chỗ: không định hình nổi một tính cách, một khuôn mặt và chỉ biết đổ lỗi cho số phận.
Nhịp sống chậm đến từ trong suy nghĩ. Người trẻ thì cho rằng đây chỉ là khoảng thời gian tập sự để bước vào đời. Người già lại đi tìm triết lý của sự rề rà chậm rãi. Ai cũng có lý, chỉ đất nước và những thế hệ tương lai là thua thiệt.
Nhịp sống chậm đã làm giảm tuổi đời thực sự của mỗi người, và suy cho cùng là của cả đất nước, để có khi già mà vẫn chưa trưởng thành.
Mỗi khi có một bộ phim nước ngoài phát sóng hay một ca sĩ nước ngoài thành danh hoặc mất đi, thì chúng ta bị tác động lung lay đến từng ngõ ngách. Những a dua thường ngày cứ như vậy cuốn đi. Tưởng là nhanh, tưởng là chảy xiết mà hóa ra rất chậm. Có khi luẩn quẩn vật vờ, không bao giờ đến đích. Vì nhanh, không bao giờ là vội.
Chúng ta đang sống chậm và sống vội cùng một lúc. Chậm so với lịch sử. Chậm so với kỳ vọng của chính mình. Nhưng lại vội đến mức đánh mất mình chỉ trong phút chốc.
Thời gian không đợi chờ. Số phận chỉ bất công với những kẻ rề rà dễ dãi, không định hình và kiểm soát được nhịp sống của chính mình.
Vậy làm thế nào để nhanh nhưng không vội? Câu trả lời đến từ sự băn khoăn day dứt của mỗi người.
GIÁP VĂN DƯƠNG
Trích nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328820&ChannelID=330
Thời gian là tiến! Thời gian là tiền! Đây là câu cửa miệng của bất cứ nhà quản lý nghiêm túc nào. Vì sao? Vì thời gian là nguồn lực, thậm chí là nguồn lực quan trọng nhất. Nhưng rất tiếc, hầu hết chúng ta, nhất là những người trẻ, đều không đánh giá hết tầm quan trọng của thời gian.
Chúng ta hài lòng vì cuộc sống đã tốt hơn ngày hôm qua, như chuyện chúng ta đã vượt qua ngưỡng nghèo khổ, mà quên đi rằng, lẽ ra mọi chuyện đã tốt hơn, lẽ ra chúng ta đã có thể đi nhanh hơn nữa.
Đâu rồi tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng phút từng giờ!” của hơn ba mươi năm về trước, khi các dự án, chính sách vẫn treo có khi lên đến cả chục năm. Nếu nhân với dân số 86 triệu người, thì khoảng thời gian đó là hàng trăm triệu năm. Một nguồn lực khổng lồ đã bị lãng phí!
Chúng ta xót thương khi ai đó rời bỏ cõi đời này sớm một vài năm. Nhưng chúng ta dửng dưng khi đất nước mất đi hàng trăm triệu năm nguồn lực. Vì sao? Có phải nhịp sống chậm rề rà đã ăn vào máu của chúng ta? Hay vì chúng ta được hun đúc trong một môi trường sống rề rà như thế?
Phần lớn các kế hoạch lớn nhỏ, từ cá nhân cho đến quốc gia, đều lấy thời gian đạt được làm chuẩn. Nhưng mấy ai ngồi tính xem, để đạt được những mục tiêu đó, mình phải vận động với tốc độ bao nhiêu, và điều chỉnh thế nào. Để rồi thời gian trôi đi, mới thấy mình vẫn quẩn quanh một chỗ: không định hình nổi một tính cách, một khuôn mặt và chỉ biết đổ lỗi cho số phận.
Nhịp sống chậm đến từ trong suy nghĩ. Người trẻ thì cho rằng đây chỉ là khoảng thời gian tập sự để bước vào đời. Người già lại đi tìm triết lý của sự rề rà chậm rãi. Ai cũng có lý, chỉ đất nước và những thế hệ tương lai là thua thiệt.
Nhịp sống chậm đã làm giảm tuổi đời thực sự của mỗi người, và suy cho cùng là của cả đất nước, để có khi già mà vẫn chưa trưởng thành.
Mỗi khi có một bộ phim nước ngoài phát sóng hay một ca sĩ nước ngoài thành danh hoặc mất đi, thì chúng ta bị tác động lung lay đến từng ngõ ngách. Những a dua thường ngày cứ như vậy cuốn đi. Tưởng là nhanh, tưởng là chảy xiết mà hóa ra rất chậm. Có khi luẩn quẩn vật vờ, không bao giờ đến đích. Vì nhanh, không bao giờ là vội.
Chúng ta đang sống chậm và sống vội cùng một lúc. Chậm so với lịch sử. Chậm so với kỳ vọng của chính mình. Nhưng lại vội đến mức đánh mất mình chỉ trong phút chốc.
Thời gian không đợi chờ. Số phận chỉ bất công với những kẻ rề rà dễ dãi, không định hình và kiểm soát được nhịp sống của chính mình.
Vậy làm thế nào để nhanh nhưng không vội? Câu trả lời đến từ sự băn khoăn day dứt của mỗi người.
GIÁP VĂN DƯƠNG
Trích nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328820&ChannelID=330
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Hãy biết VỘI VÀNG THƯ THẢ.
"Nhịp sống chậm đã làm giảm tuổi đời thực sự của mỗi người, và suy cho cùng là của cả đất nước, để có khi già mà vẫn chưa trưởng thành"
Và làm thế nào để nhanh và không vội nhỉ??? chỉ có cách biết được việc mình phải làm, có kế hoach sẵn và đã làm là phải thành công... hiiii đây chỉ là lý thuyết.