Bản không dấu Bí mật của bố tôi
(Hoathuytinh.com) Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn là trò cười của bạn bè vì tôi rất dở trong khả năng tìm đường. Có lần, cậu bạn tôi hài hước: “Hy vọng lối lên Thiên Đường cũng có bảng chỉ dẫn, nếu không cậu lạc mất”.
Tôi cười:
- Tớ chỉ cần tìm một ngọn đồi có hàng rào nhiều cây hoa giấy - Và khi cậu ta nhíu mày suy nghĩ xem đó là cái gì, thì tôi kể cho cậu ta nghe câu chuyện về bố tôi.
Ông bà nội tôi rất nghèo, bố và 5 anh em trai phải cố gắng ghê gớm để tồn tại. Chính thời thơ ấu đó đã làm cho bố tôi trở thành một người cứng rắn.
Khi anh em chúng tôi nhận ra rằng những đứa cùng lớp đều được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, chúng tôi đã hỏi xin bố tiền. Bố bình thản:
- Nếu các con đã đủ lớn để xin tiền thì các con cũng đủ lớn để kiếm tiền.
Và thế là, chúng tôi đi làm đủ các việc vặt cho khu phố, như dọn vườn hoặc lau nhà. Bố không bao giờ hỏi về số tiền mà chúng tôi kiếm được, cũng không bao giờ khen.
Khi chúng tôi lớn lên, đi học khá xa nhà. Không có xe riêng, chúng tôi phải đi xe bus. Dù bến xe bus cách nhà tới gần 2km, cả vào những ngày mưa gió bão bùng, bố tôi cũng chẳng bao giờ lái xe ra đón. Nếu ai đó càu nhàu (anh trai tôi càu nhàu suốt), bố sẽ nói nghiêm khắc:
- Chân các con để làm gì?
Còn tôi thì không ngại đi bộ bằng nỗi sợ đi một mình dọc theo đường cao tốc, vòng một vòng rồi mới có đường đi lên đồi để về nhà. Tôi cũng cảm thấy tủi thân vì dường như bố tôi chẳng quan tâm đến sự an toàn của tôi. Nhưng rồi cảm xúc đó biến mất vào một buổi tối mùa hè.
Đó là một ngày mệt mỏi với những bài thi dài làm tôi kiệt sức. Tôi chỉ muốn về nhà và nằm ngủ. Khi xe bus dừng ở trạm cuối, tôi xốc lại cái balô đầy ụ sách, chuẩn bị đi bộ một chặng dài.
Tôi đi dọc theo đường cao tốc ở dưới chân đồi, cho đến khi nhìn thấy một hàng rào nhiều hoa giấy chạy dọc theo con đường lên đồi dẫn tới nhà tôi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy dễ chịu khi nhìn thấy cái hàng rào ấy, vì như thế có nghĩa là tôi sắp về đến nhà.
Hôm đó, khi tôi vừa nhìn thấy đám hoa giấy thì trời bắt đầu mưa. Tôi ngồi xuống để nhét mấy cuốn sách đang cầm trên tay vào balô, rồi lấy ra cái ô. Khi đứng dậy, tôi chợt nhìn thấy cái gì đó màu xám di chuyển dọc theo hàng rào. Nhíu mắt nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra đó chính là cái mũ của bố tôi. Và tôi biết rằng - mỗi ngày tôi về nhà, bố đều đứng trên đồi, sau dãy hàng rào để quan sát, cho đến khi bố biết tôi về nhà an toàn. Tôi lau mắt. Bố đã quan tâm mà tôi đã không bao giờ biết. Hôm đó, khi tôi về đến nhà, tôi thấy bố đang ngồi như không biết gì trên ghế bành, nói giọng thản nhiên:
- Về rồi hả con?
“Cậu thấy đấy” - Tôi kết thúc câu chuyện kể cho người bạn - “Tớ chẳng lo là không tìm thấy Thiên Đường”.
Có nhiều người nói Thiên Đường là khi bạn nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, hay một chùm sáng trên cao. Nhưng tôi thì nghĩ tôi sẽ nhìn thấy một dãy hàng rào đầy hoa giấy dẫn lên đồi, và bố tôi sẽ đợi ở trên đỉnh đồi, và nói: “Về rồi đấy hả con?”.
Tôi cười:
- Tớ chỉ cần tìm một ngọn đồi có hàng rào nhiều cây hoa giấy - Và khi cậu ta nhíu mày suy nghĩ xem đó là cái gì, thì tôi kể cho cậu ta nghe câu chuyện về bố tôi.
Ông bà nội tôi rất nghèo, bố và 5 anh em trai phải cố gắng ghê gớm để tồn tại. Chính thời thơ ấu đó đã làm cho bố tôi trở thành một người cứng rắn.
Khi anh em chúng tôi nhận ra rằng những đứa cùng lớp đều được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, chúng tôi đã hỏi xin bố tiền. Bố bình thản:
- Nếu các con đã đủ lớn để xin tiền thì các con cũng đủ lớn để kiếm tiền.
Và thế là, chúng tôi đi làm đủ các việc vặt cho khu phố, như dọn vườn hoặc lau nhà. Bố không bao giờ hỏi về số tiền mà chúng tôi kiếm được, cũng không bao giờ khen.
Khi chúng tôi lớn lên, đi học khá xa nhà. Không có xe riêng, chúng tôi phải đi xe bus. Dù bến xe bus cách nhà tới gần 2km, cả vào những ngày mưa gió bão bùng, bố tôi cũng chẳng bao giờ lái xe ra đón. Nếu ai đó càu nhàu (anh trai tôi càu nhàu suốt), bố sẽ nói nghiêm khắc:
- Chân các con để làm gì?
Còn tôi thì không ngại đi bộ bằng nỗi sợ đi một mình dọc theo đường cao tốc, vòng một vòng rồi mới có đường đi lên đồi để về nhà. Tôi cũng cảm thấy tủi thân vì dường như bố tôi chẳng quan tâm đến sự an toàn của tôi. Nhưng rồi cảm xúc đó biến mất vào một buổi tối mùa hè.
Đó là một ngày mệt mỏi với những bài thi dài làm tôi kiệt sức. Tôi chỉ muốn về nhà và nằm ngủ. Khi xe bus dừng ở trạm cuối, tôi xốc lại cái balô đầy ụ sách, chuẩn bị đi bộ một chặng dài.
Tôi đi dọc theo đường cao tốc ở dưới chân đồi, cho đến khi nhìn thấy một hàng rào nhiều hoa giấy chạy dọc theo con đường lên đồi dẫn tới nhà tôi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy dễ chịu khi nhìn thấy cái hàng rào ấy, vì như thế có nghĩa là tôi sắp về đến nhà.
Hôm đó, khi tôi vừa nhìn thấy đám hoa giấy thì trời bắt đầu mưa. Tôi ngồi xuống để nhét mấy cuốn sách đang cầm trên tay vào balô, rồi lấy ra cái ô. Khi đứng dậy, tôi chợt nhìn thấy cái gì đó màu xám di chuyển dọc theo hàng rào. Nhíu mắt nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra đó chính là cái mũ của bố tôi. Và tôi biết rằng - mỗi ngày tôi về nhà, bố đều đứng trên đồi, sau dãy hàng rào để quan sát, cho đến khi bố biết tôi về nhà an toàn. Tôi lau mắt. Bố đã quan tâm mà tôi đã không bao giờ biết. Hôm đó, khi tôi về đến nhà, tôi thấy bố đang ngồi như không biết gì trên ghế bành, nói giọng thản nhiên:
- Về rồi hả con?
“Cậu thấy đấy” - Tôi kết thúc câu chuyện kể cho người bạn - “Tớ chẳng lo là không tìm thấy Thiên Đường”.
Có nhiều người nói Thiên Đường là khi bạn nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, hay một chùm sáng trên cao. Nhưng tôi thì nghĩ tôi sẽ nhìn thấy một dãy hàng rào đầy hoa giấy dẫn lên đồi, và bố tôi sẽ đợi ở trên đỉnh đồi, và nói: “Về rồi đấy hả con?”.
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Có điều là mỗi người quan tâm mỗi cách khác nhau.
Chỉ có những người con vô tâm mới không nhận ra sự quan tâm đó.
rất bình dị thôi thiên đường chính là nơi ta gọi là tổ ấm.