Bản không dấu Con đã lớn tự khi nào?
(Hoathuytinh.com) Mỗi tối khi đưa con gái vào giường ngủ, tôi đều hát cho nó nghe, một bài hát ngốc nghếch, bài hát tôi tự “chế” ra, bài hát của hai mẹ con: “Bé mãi nhé con yêu, bé mãi này, bé mãi…”.
Con bé sẽ rúc rích còn tôi thì mỉm cười. Buổi sáng hôm sau tôi sẽ nói: “Trông kìa, con lại lớn rồi. Bài hát xem ra không hiệu nghiệm”.
Tôi hát bài hát trong rất nhiều năm, và mỗi lần tôi hát xong, con bé lại hứa rằng: “Con sẽ không lớn nữa”.
Một đêm, tôi không còn hát nữa. Chẳng ai biết tại sao. Có thể vì phòng con bé đã đóng. Có thể vì con bé đang học bài. Có thể con bé đang trò chuyện với ai đó qua điện thoại. Hoặc cũng có thể, tôi nhận ra rằng đã đến lúc nên cho phép nó được trưởng thành.
Đến giờ tôi vẫn nghĩ, dường như bài hát mang điều gì đó thật kỳ diệu. Bởi tất cả những đêm tôi hát, con bé đều y nguyên như một đứa trẻ, khi 4, rồi 5 tuổi, hay 6, 7, 8, 9, 10 cũng thế. Con bé đã cao hơn, bàn chân cũng lớn hơn, vài cái răng sữa phải nhổ đi, rồi răng mới đã mọc, thế nhưng thi thoảng tôi vẫn phải nhắc con bé đánh răng, gội đầu và cả tắm nữa.
Con bé vẫn chơi với búp bê. Trong nhiều năm nó rất thích những con búp bê bằng gỗ, con nọ lồng trong con kia, giống y hệt nhau về mọi điểm, riêng có kích cỡ là bé đi mà thôi. Hay ít ra đó là cảm nhận của tôi về con bé.
Rồi con bé biết chơi lái xe ở công viên, trượt patin, biết thổi bóng và vẽ tranh. Những bức tranh con vẽ được treo đầy trên cánh tủ lạnh.
Con bé chưa bao giờ ngủ một mạch qua đêm cả, từ hồi 10 tháng hay khi đã 10 tuổi. Hồi nhỏ, con bé sẽ tỉnh giấc và khóc ré lên, tôi lại đưa nó về giường ngủ cùng mình. Khi đã lớn hơn, con bé tự dậy, mò xuống nhà, để đến sáng tôi lại thấy nó đang nằm yên bình bên mẹ.
Con bé thường đặt dưới gối của mẹ những mẩu giấy trước khi đi ngủ, tôi thì đặt mẩu giấy nhắn nhủ yêu thương vào suất ăn trưa của nó trước lúc đến trường. Con bé thường ngồi đợi bên điện thoại mỗi khi mẹ vắng nhà. Còn tôi lại đợi con bé ở trạm dừng xe bus mỗi chiều nó tan học.
Bài hát, những mẩu giấy nhắn, những sáng thức dậy thấy con nằm bên cạnh, những buổi đợi con bên trạm dừng xe bus - tất cả đã kết thúc lâu rồi. Trên gác bây giờ là một thiếu nữ, một cô gái trẻ, trưởng thành. Con bé thực sự lớn rồi, ai cũng nhìn thấy vậy, trừ tôi.
Hôm nay tôi nhìn nó, 1 tuần trước khi nó tốt nghiệp phổ thông, và tôi rất tự hào. Song tôi buồn cho mình quá. Đứa trẻ của tôi giờ đã lớn. Và bất kể mọi người có nói với tôi những gì - “chị không mất con đâu, chúng bay đi nhưng rồi sẽ lại về, chị sẽ thấy thật thanh thản khi không còn phải lo cho chúng nữa, những ngày tới mới là tươi đẹp nhất trong cuộc đời…” - tôi vẫn biết rằng, chặng đường tới chẳng thể được như xưa.
Tôi vẫn yêu ngày xưa, khi con bé lũn cũn đi vào phòng làm việc của tôi, đặt cái máy tính đồ chơi của nó cạnh máy mẹ. Tôi vẫn muốn được nhìn thấy con bé chạy nhào vào vòng tay mẹ từ trên bậc cầu thang trường học xuống, dù nó mới “xa” tôi chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ.
Tôi thích được đưa con bé đi mua đồ chơi, đi dạo và xem phim ngoài rạp. Tôi muốn được là người đầu tiên con bé tìm đến khi gặp chuyện vui, nỗi sợ, hay chuyện buồn. Tôi muốn là trung tâm trong thế giới riêng của con bé.
“Mẹ ơi, lại chơi với con đi!”.
Mẹ ơi, con đã về!”.
“Mẹ ơi, con yêu mẹ nhất!”.
“Mẹ muốn xem áo mũ cử nhân của con không?” - con bé đang nói, mặt ló vào phòng mẹ.
Khuôn mặt mỉm cười, nó đang hạnh phúc. Và tôi mừng cho nó. Con bé hôn tôi vào má, nói: “Mẹ, con yêu mẹ” rồi cất bước lên phòng. Ngồi trên ghế, dù trái tim nhói đau, tôi vẫn mỉm cười. Làm mẹ quả là một đặc quyền, và tôi là người rất may mắn.
Con bé sẽ rúc rích còn tôi thì mỉm cười. Buổi sáng hôm sau tôi sẽ nói: “Trông kìa, con lại lớn rồi. Bài hát xem ra không hiệu nghiệm”.
Tôi hát bài hát trong rất nhiều năm, và mỗi lần tôi hát xong, con bé lại hứa rằng: “Con sẽ không lớn nữa”.
Một đêm, tôi không còn hát nữa. Chẳng ai biết tại sao. Có thể vì phòng con bé đã đóng. Có thể vì con bé đang học bài. Có thể con bé đang trò chuyện với ai đó qua điện thoại. Hoặc cũng có thể, tôi nhận ra rằng đã đến lúc nên cho phép nó được trưởng thành.
Đến giờ tôi vẫn nghĩ, dường như bài hát mang điều gì đó thật kỳ diệu. Bởi tất cả những đêm tôi hát, con bé đều y nguyên như một đứa trẻ, khi 4, rồi 5 tuổi, hay 6, 7, 8, 9, 10 cũng thế. Con bé đã cao hơn, bàn chân cũng lớn hơn, vài cái răng sữa phải nhổ đi, rồi răng mới đã mọc, thế nhưng thi thoảng tôi vẫn phải nhắc con bé đánh răng, gội đầu và cả tắm nữa.
Con bé vẫn chơi với búp bê. Trong nhiều năm nó rất thích những con búp bê bằng gỗ, con nọ lồng trong con kia, giống y hệt nhau về mọi điểm, riêng có kích cỡ là bé đi mà thôi. Hay ít ra đó là cảm nhận của tôi về con bé.
Rồi con bé biết chơi lái xe ở công viên, trượt patin, biết thổi bóng và vẽ tranh. Những bức tranh con vẽ được treo đầy trên cánh tủ lạnh.
Con bé chưa bao giờ ngủ một mạch qua đêm cả, từ hồi 10 tháng hay khi đã 10 tuổi. Hồi nhỏ, con bé sẽ tỉnh giấc và khóc ré lên, tôi lại đưa nó về giường ngủ cùng mình. Khi đã lớn hơn, con bé tự dậy, mò xuống nhà, để đến sáng tôi lại thấy nó đang nằm yên bình bên mẹ.
Con bé thường đặt dưới gối của mẹ những mẩu giấy trước khi đi ngủ, tôi thì đặt mẩu giấy nhắn nhủ yêu thương vào suất ăn trưa của nó trước lúc đến trường. Con bé thường ngồi đợi bên điện thoại mỗi khi mẹ vắng nhà. Còn tôi lại đợi con bé ở trạm dừng xe bus mỗi chiều nó tan học.
Bài hát, những mẩu giấy nhắn, những sáng thức dậy thấy con nằm bên cạnh, những buổi đợi con bên trạm dừng xe bus - tất cả đã kết thúc lâu rồi. Trên gác bây giờ là một thiếu nữ, một cô gái trẻ, trưởng thành. Con bé thực sự lớn rồi, ai cũng nhìn thấy vậy, trừ tôi.
Hôm nay tôi nhìn nó, 1 tuần trước khi nó tốt nghiệp phổ thông, và tôi rất tự hào. Song tôi buồn cho mình quá. Đứa trẻ của tôi giờ đã lớn. Và bất kể mọi người có nói với tôi những gì - “chị không mất con đâu, chúng bay đi nhưng rồi sẽ lại về, chị sẽ thấy thật thanh thản khi không còn phải lo cho chúng nữa, những ngày tới mới là tươi đẹp nhất trong cuộc đời…” - tôi vẫn biết rằng, chặng đường tới chẳng thể được như xưa.
Tôi vẫn yêu ngày xưa, khi con bé lũn cũn đi vào phòng làm việc của tôi, đặt cái máy tính đồ chơi của nó cạnh máy mẹ. Tôi vẫn muốn được nhìn thấy con bé chạy nhào vào vòng tay mẹ từ trên bậc cầu thang trường học xuống, dù nó mới “xa” tôi chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ.
Tôi thích được đưa con bé đi mua đồ chơi, đi dạo và xem phim ngoài rạp. Tôi muốn được là người đầu tiên con bé tìm đến khi gặp chuyện vui, nỗi sợ, hay chuyện buồn. Tôi muốn là trung tâm trong thế giới riêng của con bé.
“Mẹ ơi, lại chơi với con đi!”.
Mẹ ơi, con đã về!”.
“Mẹ ơi, con yêu mẹ nhất!”.
“Mẹ muốn xem áo mũ cử nhân của con không?” - con bé đang nói, mặt ló vào phòng mẹ.
Khuôn mặt mỉm cười, nó đang hạnh phúc. Và tôi mừng cho nó. Con bé hôn tôi vào má, nói: “Mẹ, con yêu mẹ” rồi cất bước lên phòng. Ngồi trên ghế, dù trái tim nhói đau, tôi vẫn mỉm cười. Làm mẹ quả là một đặc quyền, và tôi là người rất may mắn.
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Gởi bởi akai vào ngày 26.06.2009 03:45:57
câu chuyện này cũng hơi giống câu chuyện "thư mẹ gửi con gái nhỉ "
Gởi bởi imlang vào ngày 10.08.2009 16:12:43
!!!
Gởi bởi chonchon vào ngày 11.08.2009 06:50:48
Mẹ lúc nào cũng muốn con trong vòng tay mẹ, nhưng rồi con lớn, con bay xa và lòng mẹ vẫn luôn theo con.
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký