Bản không dấu Người mẹ điên
(Hoathuytinh.com) Bạn đã bao lâu rồi không hỏi thăm sức khỏe ba mẹ? Cuộc sống tuy có bận rộn nhưng cũng đừng quên thường xuyên thăm nom và chăm sóc ba mẹ… đừng để “con muốn dưỡng mà cha mẹ không còn”; “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng” thành điều nuối tiếc …
Xin nhắc bạn chuẩn bị khăn xoa, vì mẩu chuyện dưới đây có thể làm bạn rơi nước mắt, mời bạn nhè nhẹ cảm nhận.

Hai mươi ba năm về trước , có một người phụ nữ trẻ lưu lạc đến thôn chúng tôi, mặt mày nhem nhuốc, nhìn thấy người là cười ngớ ngẫn.Vì thế , những phụ nữ trong thôn thường phun nước bột mỗi khi nhìn thấy người đàn bà điên này. Cũng có những phụ nữ mắng chửi kêu cô ta “cút đi thật xa”, nhưng cô ta không đi , vẫn cái cười ngớ ngẫn lẩn quẩn trong thôn . Lúc đó Ba tôi đã 35 tuổi rồi.

Ba đi làm ở nhà máy cắt đá và bị máy cắt đứt cánh tay trái, lại do gia đình nghèo nên vẫn chưa cưới vợ. Bà nội tôi nhìn thấy người phụ nữ này cũng có chút nhan sắc nên quyết định giữ cô ấy lại cho Ba tôi, đợi cô ta cho gia đình tôi một người “kế thừa hương hỏa” xong sẽ đuổi đi.

Ba tôi tuy không thích nhưng nhìn hoàn cảnh gia đình đành cắn răng cười đồng ý, thế là Ba trở thành Tân lang.

Lúc mẹ sanh tôi, Bà ôm tôi vào lòng nhấp cái miệng mốm không còn một cái răng vui vẻ nói: “đây là người đàn bà điên mang đến cho cuộc đời tôi một đứa cháu”.

Vừa sanh tôi ra, Bà liền ẵm tôi đi, và không cho mẹ đến gần. Mẹ một mực muốn bồng bế tôi, rất nhiều lần đến trước Bà cực nhọc nói: “cho…cho con ẵm…” nhưng Bà làm lơ. Tôi quá nhỏ như cục thịt đỏ, nếu mẹ lở tay làm rơi tôi xuống thì sao? Vì mẹ điên mà. Mỗi lần mẹ xin được bồng tôi thì Bà trố mắt mắng mẹ: “cô đừng hòng ẵm nó, tôi không cho cô đâu, nếu tôi thấy cô ẵm nó là tôi đánh cô chết. Không đánh chết thì cũng đuổi đi”. Bà nói một cách cương quyết như vậy. Mẹ nghe hiểu, khuông mặt sợ hãi đứng xa xa nhìn tôi mà thôi. Mặc dù sữa của mẹ cương lên rất nhiều nhưng tôi không được bú. Bà cứ từng muỗng từng muỗng sữa cho tôi uống. Bà nói trong sữa của mẹ có bệnh thần kinh nếu truyền cho tôi thì phiền phức. Lúc đó nhà tôi nghèo xơ xác, đặc biệt là sau khi thêm tôi và mẹ, trong nhà không có gạo để nấu. Vì thế, Bà quyết định đuổi mẹ đi, bởi mẹ không chỉ không biết làm việc mà nhiều lúc còn xảy ra thị phi. Một ngày nọ Bà nấu một nồi cơm, bới cho mẹ một chén đầy và nói: “Cô! gia đình này quá nghèo, tôi xin lỗi cô, cô ăn cơm xong thì đi tìm gia đình nào khá giả hơn mà sống qua ngày, sau này đừng về đây nữa”. Mẹ vừa dà một muỗng cơm lớn lên miệng, nghe Bà nói, vô cùng kinh ngạc, muỗng cơm nghẹn lại trên cổ họng, nhìn Bà đang bồng tôi, nghẹn ngào nói: “không…không thể…”

Bà gầm mặt lên lấy tư cách của người chủ nhà lớn giọng hét: “cô là người điên, còn cãi lại à, có đi không, cô vốn là người lang thang khắp nơi, tôi nhận về cho ở hai năm rồi còn muốn gì nữa, ăn xong là đi, nghe rồi chưa”?

Nói xong, Bà ra sau cánh cửa lấy cái cuốc quơ một cái thật mạnh phát ra âm thanh chát chúa. Mẹ sợ run cả người, rụt rè nhìn Bà, từ từ nhìn chén cơm trước mặt, nước mắt ràn rụa chan lên cơm, nhìn chằm chằm xuống. Đột nhiên, mẹ có cử động rất lạ lấy chén cơm phân hơn một nữa ra chén không, sau đó rất đáng thương nhìn Bà. Bà ngớ người, hoá ra là mẹ muốn nói với Bà mỗi bữa chỉ ăn nữa chén để cầu xin Bà đừng đuổi đi, Bà cũng xúc động. Bà cũng là phụ nữ tuy có thái độ cương quyết nhưng cũng giả vờ thôi. Bà quay người đi, lấy tay lau nước mắt sau đó quay lại nghiêm nghị nói: “ăn nhanh lên, ăn rồi lo mà đi, ở nhà này sẽ làm cô chết đói”. Mẹ hầu như tuyệt vọng đến nữa chén cơm cũng không ăn vô, lặng lẽ bước ra khỏi cửa nhưng ra đến cửa đứng đó mà không đi. Bà vội vàng nói: “cô đi, cô đi đi, đừng nhìn lại”. Trời như sụp xuống đè lên người mẹ, mẹ quay lại phía Bà đưa hai tay ra, có ý muốn bồng tôi. Bà do dự một hồi rồi bất đắc dĩ đưa tôi cho mẹ, đây là lần đầu tiên mẹ ôm tôi vào lòng, mẹ há miệng cười, khuông mặt rạng rỡ như mùa xuân. Bà thì ngược lại như đối diện với địch, sợ bệnh tâm thần chuyền sang tôi. Lúc mẹ ôm tôi chưa đầy ba phút, Bà càng sợ gấp gáp giành lấy tôi rồi quay lưng đi vô đóng cửa thật mạnh.

Đến lúc tôi bắt đầu ngờ nghệch hiểu thì phát hiện ra tất cả bạn bè đều có mẹ chỉ trừ tôi ra. Tôi hỏi Ba hỏi Bà họ đều nói mẹ tôi chết rồi, nhưng ngược lại mấy đứa bạn thì nói với tôi: “mẹ mầy là một người điên, bị Bà mầy đuổi đi” tôi lại tìm Bà để chất vấn, vì tôi còn mẹ, tôi chưởi thầm Bà sao ác thế, thậm chí Bà đúc cơm cho tôi, tôi hất đổ không ăn. Lúc đó tôi không biết thế nào là “điên” chỉ biết rất nhớ mẹ, mẹ hình dáng như thế nào? Có còn sống không ?

Không ngờ, xa nhà sau 5 năm, mẹ đã trở về lúc này tôi lên sáu tuổi, ngày hôm đó mấy đứa bạn chạy như bay đến báo tin cho tôi: “Thọ, nhanh lên đi xem, mẹ mày về rồi, người mẹ điên của mày về rồi” tôi lập tức vụt chạy, Bà và Ba đuổi theo, đây là lần đầu tiên tôi có ký ức gặp mẹ. Cũng vẫn quần áo tơi tã, trên đầu còn dính mấy cộng cỏ khô, tôi nghỉ mẹ đã ngủ ở đống cỏ nào đó. Mẹ không dám vào nhà, ngồi gần đống rơm đối diện nhà, tay cầm cái bong bóng lem luốc. Lúc tôi và nhóm bạn đứng trước mặt mẹ thì mẹ cũng cố tìm ra đứa con mình. Cuối cùng thì mẹ cũng tìm ra mẹ nhìn chầm chầm vào tôi không chớp mắt rồi reo lên : “Thọ… bóng…bóng” mẹ đứng lên, không ngừng dang tay cầm cái bong bóng chạy đến chổ tôi dường như ôm chầm lấy tôi, còn tôi thì ngược lại cứ lùi về phía sau. Tôi hoàn toàn thất vọng, không ngờ người mẹ mà tôi ngày đêm mong nhớ hoá ra có hình dạng như vầy. Một đứa bạn đứng bên tôi la to: “ Thọ bây giờ mầy biết điên là thế nào rồi chứ? đó là hình dáng của mẹ mầy ”. Tôi tức giận nói với nó: “bà ta là mẹ mầy, có mẹ của mầy mới điên, mẹ của mầy mới hình dạng như vậy”. Tôi quay đầu chạy, người mẹ điên đó tôi không cần. Bà và Ba dẫn mẹ về nhà, năm năm trước sau khi Bà đuổi mẹ đi lương tâm cũng cắn rứt, nên lần này chủ động giữ mẹ lại nhưng tôi thì không vui bởi vì mẹ làm mất mặt tôi. Tôi không ngước mặt lên để mẹ nhìn, không nói chuyện và cũng không gọi một tiếng ‘mẹ’. Nhà tôi không thể nuôi mẹ ăn không mà Bà quyết định chỉ cho mẹ làm một số công việc đơn giản. Lúc đi làm Bà dắt mẹ theo xem và tập làm, nói mà không nghe lời là bị đòn. Qua một vài ngày, Bà nghĩ có lẽ mẹ đã biết làm nên bảo mẹ một mình đi cắt cỏ bờm lợn, không ngờ chỉ khoảng nữa tiếng đồng hồ mẹ đã cắt được hai sọt lớn. Bà vừa nhìn thấy vừa lo vừa luống cuống, mẹ đã cắt hết những bông lúa đang trổ của người ta rồi. Bà đùng đùng nỗi giận mắng mẹ “con điên lúa và cỏ cũng không biết phân…” Bà đang nghĩ làm thế nào để cải thiện cho sau này thì chủ nhân của đám lúa đã đến rồi. Họ trách Bà đã cố ý dạy mẹ như vậy. Bà giận điên người cầm cây gậy đập vào lưng mẹ nói : “đánh chết mày con điên, mày đi đi cho tôi nhờ…” mẹ tuy là điên nhưng cũng biết đau, nên nhảy lên và chạy đến trốn vào cái cối xay, miệng không ngừng khóc thảm thiết và nói: “đừng.. đừng” người chủ nhìn thấy vậy nói: “ thôi, bỏ qua, lần sau nhớ dạy dỗ cô ta tốt hơn chứ không là…” sau khi sự việc đã ổn định mẹ ngồi dưới đất khóc. Tôi nói: “lúa với cỏ mà cũng không biết phân biệt, sao ngốc thế” tôi vừa dứt lời bị Bà đánh một nhác vào sau đầu, trừng mắt mắng tôi: “nhãi con, sao lại có thể nói như vậy, đó là mẹ cháu” tôi la lên “cháu không có người mẹ điên dại như vậy”. “hả, cháu mỗi ngày mỗi bướng không đánh không được”, Bà dơ tay lên sắp tát vào mặt tôi. Lúc đó, tôi thấy mẹ như cái lò xo từ đất nhảy tới chặn ngang giữa tôi và Bà. Mẹ chỉ vào đầu và nói đánh con đi, tôi hiểu ra mẹ bảo Bà đánh mẹ đừng đánh tôi. Cánh tay Bà trên cao từ từ để xuống lẩm bẩm nói: “người đàn bà điên này trong lòng cũng biết thương con của mình!”

Tôi đi học không lâu thì có người nuôi cá trong làng đến mời Ba đi giữ hồ cá, mỗi tháng 50 đồng. Mẹ được Bà bày chỉ công việc, chủ yếu là cắt cỏ nên cũng không xảy ra việc gì. Nhớ một lần khi tôi học lớp ba, một ngày mùa đông trời bỗng nhiên mưa như trút nước. Bà bảo mẹ cầm dù đến cho tôi, mẹ đi đường trượt không biết bao nhiêu lần toàn thân lem luốc và ướt đẫm, đứng ngoài lớp học nhìn vào tôi cười ngây ngô và gọi “Thọ… dù…” tôi mất mặt với bạn bè quá, chúng nó nhìn tôi cười khà khà. Tôi như ngồi trên bàn chông, giận mẹ mặt nóng rang, giận mẹ không hiểu biết lại càng giận cái tên Phạm Gia Hỷ dẫn đầu nhóm bạn trêu chọc tôi. Lúc hắn còn đang phách láo thì tôi nắm lấy họp bút đánh vào hắn. Nhưng hắn né qua và nhảy về phía trước bóp vào cổ tôi, tôi nhỏ người vốn không phải là đối thủ của hắn nên dễ dàng bị hắn vật ngã xuống đất. Lúc đó tôi nghe một tiếng “ó” từ bên ngoài phòng học, mẹ giống như một hiệp sĩ lao nhanh đến lôi tên Phạm Gia Hỷ ra ngoài, nhấc bỗng hắn lên và quăn ra hồ nước trước cổng trường rồi bỏ đi. Mẹ vì tôi mà chuốc họa vào thân nhưng ngược lại cứ như không có việc gì vậy. Trước mặt tôi, mẹ trở lại dáng vẽ sợ sệt nhìn tôi, tôi biết đây là tình yêu của mẹ. Mặc dù đầu óc không tỉnh táo nhưng tình thương con rất sáng suốt khi nhìn thấy người khác ức hiếp con mình. Lúc đó tôi bất chợt kêu lớn một tiếng “mẹ”, đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với mẹ. Toàn thân mẹ run lên, lâu lâu nhìn tôi sau đó như đứa trẻ mắc cở mặt ửng đỏ nhép miệng cười ngây ngô.

Hôm đó tôi cùng mẹ chống dù về nhà. Tôi đem sự việc này kể lại cho Bà nghe, Bà hoảng hồn té xuống ghế và nhờ người đi mời Ba về. Ba vừa về đến nhà thì một nhóm thanh niên trai tráng cầm dao, cầm gậy cũng vừa đến. Họ không biết trái phải mà ập vào nhà đập nát son nồi chén bát, trong nhà giống như vừa xảy ra một trận động đất lớn. Đó là những người mà nhà Phạm Gia Hỷ mời đến, ba của tên họ Phạm như con sói hung dữ chỉ vào mũi Ba tôi nói: “con tao có dấu hiệu bệnh thần kinh đang nằm ở bệnh viện. Mày đem 1000 đến trã tiền thuốc, không là tao châm lửa đốt sạch nhà mày”.

Trời, 1000 đồng ! mỗi tháng ba chỉ kiếm được 50, nhìn thấy dáng vẻ đằng đằng sát khí của nhà họ Phạm hai mắt của ba đỏ như lửa trừng mẹ vô cùng giận dữ. Hai tay chụp lấy mẹ đánh tới tấp trong nháy mắt mẹ giống như con chuột phập phồng sợ hãi chui vào góc cửa, lại giống như con mồi sắp chết trong tay người thợ săn không có chỗ trốn chỗ lánh. Mẹ bật ra âm thanh thê thảm và truyền đi khắp thân như run cầm cập … tôi một đời không thể quên được.

Cuối cùng thì có một đoàn người của Sở Trưởng đến giải quyết, kết quả hai bên đều bị tổn thất. Sau khi mọi người đi hết, Ba nhìn cảnh chén bát son nồi bể nát, nhìn những vết thẹo trên người mẹ, Ba cảm thấy thương mẹ, ba nói: “không phải tôi muốn đánh cô, lẻ ra không nên đánh, đây là vì kiềm chế không được, chúng ta không có tiền bồi thường cho họ. Đó là hoạ lớn cho gia đình nghèo chúng ta”!

Ba nhìn qua tôi nói: “Thọ, con phải cố gắng thì đậu đại học, nếu không chúng ta sẽ bị mọi người xem thường cả đời”, tôi hiểu lời Ba và gật gật đầu.

Mùa hạ năm 2000 tôi thi đỗ tốt ngiệp trung học cơ sở với thành tích cao, năm ấy Bà bệnh nặng và qua đời. Gia đình tôi trở nên khó khăn, cục dân chính của Ân Thí Châu xếp gia đình tôi vào hạng nghèo khó, mỗi tháng trợ cấp cho tôi 40 đồng và miễn giảm các loại tạp phí vì thế tôi được tiếp tục đi học.

Do phải đi học, bài vở lại nhiều tôi rất ít về nhà, Ba thì cũng chỉ làm công với lương mỗi tháng 50 đồng. Công việc lo ăn uống cho tôi lại đỗ lên vai mẹ. Người cô nhà kế bên thường giúp nấu thức ăn rồi giao cho mẹ mang lên cho tôi, không ngại gió mưa bão táp, đường núi gập gềnh 20 cây số mẹ thuộc lòng. Cũng thật kỳ lạ những chuyện về tôi mẹ tỏ ra là người rất bình thường không có một chút của dấu hiệu tâm thần. Trừ mẹ ra tôi không biết giải thích hiện tượng này thế nào, không biết y học lý giải ra sao ?

Ngày 27 tháng 4 năm 2003, là ngày chủ nhật, mẹ đến không những mang thức ăn cho tôi mà còn có mấy trái đào rừng. Tôi cầm lấy và cắn một miếng, cười hỏi mẹ: “ngọt lắm, hái ở đâu vậy”? mẹ nói “mẹ…, mẹ hái…” tôi không ngờ mẹ biết hái đào, tôi nên khích lệ mẹ nói “ồ, mẹ của con thật tuyệt vời, mỗi ngày mỗi khác lúc trước nhiều ”.

Mẹ cười hì hì. Trước khi về, tôi nhìn mẹ nói : “mẹ bảo trọng nhé”, đưa mẹ ra về, tôi lại phải chuẩn bị buổi học ôn cuối cùng để thi. Ngày hôm sau tôi bắt đầu lên lớp, thì người cô gần nhà chạy đến trường nhờ thầy giáo gọi tôi ra. Cô hỏi: “mẹ có mang thức ăn đến cho cháu không” ? tôi nói: “có và về hôm qua rồi”, cô nói: “không có, bây giờ mẹ cháu không có ở nhà”. Trong lòng tôi hơi lo, lẻ nào mẹ đi lạc đường? con đường này mẹ đã đi ba năm rồi, không thể lạc được. Cô hỏi “ mẹ cháu không nói gì à”? tôi nói “không”, mẹ đưa tôi mười trái đào rừng rất tươi. Cô vỗ hai tay thật mạnh nói: “vậy là nguy rồi, có lẻ vấn đề là ở đây”, cô bảo tôi xin phép thầy giáo đi dọc theo đường về tìm mẹ. Trên đường về có mấy cây đào rừng, từng chùm trái treo lơ lững trên cao, chỉ đứng ở vách núi cao thì mới hái được.

Chúng tôi cùng phát hiện một cành đào gãy chắn ngang con đường, dưới gốc là một cái hố sâu thẳm, cô nói :“chúng ta xuống đó xem xem”. Tôi la lên “cô, cô đừng làm cháu sợ,” cô không nói không rằng kéo tay tôi chạy xuống… mẹ nằm im thiêm thiếp dưới vách núi bên cạnh có mấy trái đào, trong tay nắm chặt một trái. Máu trên người chảy ra đông cứng lại thành màu đen. Tôi bủn rủn chân tay bần thần ôm lấy mẹ, mẹ ơi ! mẹ còn sống không? mẹ ơi! con làm khổ mẹ rồi, lẻ ra con không nên nói “đào ngọt”con cần mẹ…, mẹ ơi! lúc mẹ sống không được một ngày vui…”

Tôi đầu buột khăn tang trắng khóc như đá núi ven đường cùng tôi rơi lệ chia buồn. Ngày bảy tháng tám năm 2003, lo xong lễ 100 ngày cho mẹ. Bức thư báo tin tôi thi đỗ đại học từ Đại học Hồ Bắc xuyên qua con đường mẹ đi, xuyên qua những trái đào mẹ hái, bay đến cánh đồng lúa trước nhà, chạy thẳng vào nhà tôi. Tôi cầm bức thư dán lên nắm mộ lạnh tanh của mẹ nói: “mẹ ơi! con thi đậu rồi, mẹ có nghe không? mẹ có thể tươi cười nơi chín suối”.

Nhân ngày lễ Vu Lan, xin chân thành gửi đến những ai đang còn mẹ lời cầu chúc hạnh phúc nhất, may mắn nhất đồng thời xin thành kính chia buồn với những ai không còn mẹ. Chúc tất cả quý vị cùng hưởng một mùa Vu Lan thật ý nghĩa.


(Như Nguyện trích dịch)
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Lượt dịch bởi nhunguyen ngày 08.05.2009. Có 49149 lượt xem. Đánh giá:
Gởi truyện này Yêu thích Chép về máy Đánh giá: 4.83 điểm (6 votes)
Cảm nhận
Gởi bởi vuphong1905 vào ngày 08.05.2009 04:37:51
Mẹ! tình yêu thương con không thể thể hiện bằng ngàn lời. Cảm ơn mẹ đã sinh con ra và thương yêu con. ..
Gởi bởi conyeumenhieulam vào ngày 24.05.2009 12:17:44
cảm ơn bạn rất nhiều_tôi rất thích câu truyện này_chúc bạn thành công trong cuộc sống nhé_và hãy yêu mẹ của bạn thật nhiều_thanks u again
Gởi bởi thanhlam1605 vào ngày 02.07.2009 14:45:11
cảm ơn bạn đã poss bài này lên, mình rất cảm động khi đọc bài này.
Gởi bởi mylife82 vào ngày 29.08.2009 14:46:25
mình đả xem bộ fim này rồi thấy thích lắm,jờ đc đọc lại cám ơn bạn nha.
Gởi bởi maimaiyeuem vào ngày 25.09.2009 10:21:02
Cám ơn bạn tất nhiều,tôi rất cảm động khi đọc bài này
Gởi bởi okcnhon vào ngày 27.10.2009 10:08:12
Mình thật sự rất cảm động khi đọc câu chuyện này, cảm ơn bạn đã post lên nha.
Gởi bởi loveangel_261090 vào ngày 03.11.2009 01:58:06
Loveangel_261090 Cau chuyen cua ban rat hay va cam dong
Gởi bởi cuoiviquadau vào ngày 28.11.2009 15:45:12
TỚ KHÓC RÙI NÈ! HUHUHU
Gởi bởi dieuthuy vào ngày 25.12.2009 04:13:09
đọc đi đọc lại vẫn thấy hay. Mỗi lần đọc là mỗi lần khóc....... vì thấy thương má mình quá............
Gởi bởi pe_kun vào ngày 26.02.2010 13:57:37
cau chuyen lam mjnh cam dong lam
nguoi me ay that la vi dai
cam on ban rat nhju
Gởi bởi bupbelilom vào ngày 01.04.2010 15:20:12
Mình muốn khóc khi đọc bài này, cám ơn bạn nhiều lắm
Gởi bởi hththt10 vào ngày 24.06.2010 02:30:20
hay da'y
Gởi bởi ngngockhanhlinh vào ngày 22.02.2012 02:11:28
cám ơn bạn rất nhiều,mình thấy truyện rất hay và ý nghĩa nên đã chép vào vở để cho những người khác cùng xem,tuy hơi dài 1 tí nhưng mình đã cố gắng chép xong.bài văn hay lắm.
Gởi bởi kysigiucuanhanang vào ngày 18.03.2012 14:46:52
khóc luôn ! con trai cũng khóc, híc
Gởi bởi gaubong_2612 vào ngày 23.03.2012 21:34:02
Me oi,
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Sự kiện
Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?





User Online
121 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 121 khách