Bản không dấu Chẳng bao giờ trễ cả
(Hoathuytinh.com) Với dải tua của chiếc nón tốt nghiệp lủng lẳng trước mặt, tôi mới tin giấc mộng mình đã trở thành hiện thực: tốt nghiệp đại học ở cái tuổi 68.
Đấy là một chiến công, dù thành quả mà tôi có được hôm nay phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt. Ngày xưa tôi từng có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, hai vợ chồng chúng tôi cùng nhau đi du lịch, vui đu`a với con cái và họp mặt với bạn bè. Rồi sau đó chồng tôi qua đời. Trước giờ tôi chưa bao giờ làm bất cứ một việc gì mà không có ông ấy bên cạnh. Chưa bao giờ cả! Ông mất, tôi chới với giữa dòng đời.
Thế rồi tôi chợt nhận ra rằng hoặc tôi ở nhà khóc than cho sự mất mát quá đỗi to lớn của mình hoặc tôi phải làm được điều mà tôi ấp ủ từ bấy lâu nay: học đại học.
Đấy cũng là quyết định táo bạo nhất.
Cho đến lúc đó, quyết định đi học là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác. Ngày đầu tiên đến lớp, tôi lo lắm; nói đúng hơn là sợ hãi hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu. Liệu mình có tìm đúng lớp không? Liệu mình có trông giống quái vật giữa sân trường không? Các giáo sư có khi nào nghĩ là mình chỉ ham vui không? Liệu mình có làm nổi các bài tập không? Và lỡ mình dở hơn các bạn trẻ trong lớp thì sao?
Rồi ngày học đầu tiên cũng trôi qua. Tôi thấm mệt. Nhưng tôi lại cảm thấy rất khoan khoái, phấn chấn trong lòng. Tôi biết tôi có thể học được. Dù căng thẳng lắm, nhưng những kiến thức mới mà tôi tiếp thu được hoàn toàn rất xứng đáng. Tôi thích nhất là môn văn học sử. Ngồi nghe các chuyên gia nói chuyện thật là thú vị.
Tuy nhiên, niềm vui bất ngờ nhất vẫn là được học tập cùng với các bạn trẻ khác. Sự khác biệt về tuổi tác không phải là rào cản giữa chúng tôi, dù rằng lúc đầu tôi cũng hơi khó chịu khi bị các bạn trẻ gọi tôi trực tiếp bằng tên. Các bạn trẻ rất vui tính; chúng tôi thảo luận về lớp học, cùng nhau học tập và đi dạo. Thậm chí một cậu bé còn dạy tôi sử dụng vi tính. Và điều tuyệt vời hơn cả: chẳng ai đề cập đến cholesterol.
Và tôi cũng được nhiều giáo sư quan tâm (họ đáng tuổi con cái tôi). Tôi nghĩ có lẽ họ chưa bao giờ thấy một học sinh nào lại chăm chú nghe giảng như tôi. Dần dần, các bạn trẻ xem tôi như là một nhân chứng lịch sử sống. Nhất là giờ học lịch sử, chẳng ai trong lớp tôi mường tượng được cuộc sống thời khủng hoảng là thế nào cả. Nhưng mà tôi biết và tôi được mời lên kể cho lớp nghe.
Khi biết tin tôi đi học, bạn bè tôi đa số đều bảo là tôi điên, thậm chí đôi khi tôi cũng nghĩ mình như thế đấy? Nào là bài thi, những giờ vùi đầu làm báo cáo, những lúc phải chạy ngược xuôi để đổi lớp. Tuy nhiên những khó khăn đó không hề cản trở tôi tiến lên, kể cả những giờ giáo dục thể chất. Tôi đã quyết định phải làm tất cả để lấy được bằng đại học.
Cũng may các con gái tôi luôn ủng hộ tôi, chúng luôn giúp đỡ tôi trong việc học. Nghĩ cũng lạ nhỉ! Bây giờ mẹ con chúng tôi đổi vai cho nhau. Các con tôi đã lên kế hoạch đến thăm trường tôi. Các con giúp tôi làm bài tập y như ngày bé tôi từng làm cho chúng.
Chúng tỏ ra thông cảm cho tôi khi lắng nghe tôi kể về một giáo sư khó tính nào đó và khuyên tôi đừng lo lắng về thành tích học tập quá! (Chúng còn dám bảo rằng tôi đang trở về với thời của chúng, cái thời mà chúng cũng rất hay lo lắng vẩn vơ).
Ngoài việc học trên lớp, tôi chợt nhận ra mình cũng có thể du học bằng nguồn tài trợ của trường trong những đợt nghỉ hè. Một lần tôi tham gia chuyến đi đến Đông âu. Lần khác, chúng tôi được dịp tìm hiểu những bí quyết về nghệ thuật Ý ngay tại nước Ý. Hồi xưa tôi thường chu du khắp thiên hạ cùng chồng nên chưa bao giờ đi một mình như thế cả. Dĩ nhiên ở chuyến đi một mình đầu tiên ấy tôi rất sợ. Có điều tôi luôn được nhiều người giúp đỡ chăm sóc. Và nhờ vậy mà tôi có thể đi lên bằng chính đôi chân của mình.
Trước đây tôi cứ nghĩ đơn giản rằng cứ đọc nhiều sách vô thì có được nhiều kiến thức, ngày nay tôi mới nhận ra rằng có những kiến thức mà chỉ đọc sách thôi không đủ; ngược lại phải có trường học, giáo viên, bạn bè cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá mà sách không có. Bây giờ nhìn lại quãng thời gian đã qua, tôi nhận ra rằng đi học làm tôi tươi trẻ. Tôi chưa bao giờ biết chán. Tôi sẵn sàng tiếp thu nhiều kinh nghiệm và quan điểm sống. Và điều quan trọng nhất đó là tôi dần lấy lại được sự tự tin. Và tin chắc rằng tôi sẽ tự làm được mọi thứ. Tôi còn nhớ cái ngày trước đêm nhà tôi qua đời, ông đã kêu tôi vào phòng và yêu cầu tôi hứa phải đi học Đại học lại. Ông khuyên tôi thẳng bước lên phía trước và bằng mọi giá hoàn thành ước nguyện của mình. Hôm nay, bốn năm sau ngày ông mất tôi được gọi tên để lên nhận bằng. Tôi chợt có cảm giác như ông đứng lẩn khuất đâu đó và đang vỗ tay tán thưởng tôi.
(Theo Internet)
Đấy là một chiến công, dù thành quả mà tôi có được hôm nay phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt. Ngày xưa tôi từng có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, hai vợ chồng chúng tôi cùng nhau đi du lịch, vui đu`a với con cái và họp mặt với bạn bè. Rồi sau đó chồng tôi qua đời. Trước giờ tôi chưa bao giờ làm bất cứ một việc gì mà không có ông ấy bên cạnh. Chưa bao giờ cả! Ông mất, tôi chới với giữa dòng đời.
Thế rồi tôi chợt nhận ra rằng hoặc tôi ở nhà khóc than cho sự mất mát quá đỗi to lớn của mình hoặc tôi phải làm được điều mà tôi ấp ủ từ bấy lâu nay: học đại học.
Đấy cũng là quyết định táo bạo nhất.
Cho đến lúc đó, quyết định đi học là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác. Ngày đầu tiên đến lớp, tôi lo lắm; nói đúng hơn là sợ hãi hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu. Liệu mình có tìm đúng lớp không? Liệu mình có trông giống quái vật giữa sân trường không? Các giáo sư có khi nào nghĩ là mình chỉ ham vui không? Liệu mình có làm nổi các bài tập không? Và lỡ mình dở hơn các bạn trẻ trong lớp thì sao?
Rồi ngày học đầu tiên cũng trôi qua. Tôi thấm mệt. Nhưng tôi lại cảm thấy rất khoan khoái, phấn chấn trong lòng. Tôi biết tôi có thể học được. Dù căng thẳng lắm, nhưng những kiến thức mới mà tôi tiếp thu được hoàn toàn rất xứng đáng. Tôi thích nhất là môn văn học sử. Ngồi nghe các chuyên gia nói chuyện thật là thú vị.
Tuy nhiên, niềm vui bất ngờ nhất vẫn là được học tập cùng với các bạn trẻ khác. Sự khác biệt về tuổi tác không phải là rào cản giữa chúng tôi, dù rằng lúc đầu tôi cũng hơi khó chịu khi bị các bạn trẻ gọi tôi trực tiếp bằng tên. Các bạn trẻ rất vui tính; chúng tôi thảo luận về lớp học, cùng nhau học tập và đi dạo. Thậm chí một cậu bé còn dạy tôi sử dụng vi tính. Và điều tuyệt vời hơn cả: chẳng ai đề cập đến cholesterol.
Và tôi cũng được nhiều giáo sư quan tâm (họ đáng tuổi con cái tôi). Tôi nghĩ có lẽ họ chưa bao giờ thấy một học sinh nào lại chăm chú nghe giảng như tôi. Dần dần, các bạn trẻ xem tôi như là một nhân chứng lịch sử sống. Nhất là giờ học lịch sử, chẳng ai trong lớp tôi mường tượng được cuộc sống thời khủng hoảng là thế nào cả. Nhưng mà tôi biết và tôi được mời lên kể cho lớp nghe.
Khi biết tin tôi đi học, bạn bè tôi đa số đều bảo là tôi điên, thậm chí đôi khi tôi cũng nghĩ mình như thế đấy? Nào là bài thi, những giờ vùi đầu làm báo cáo, những lúc phải chạy ngược xuôi để đổi lớp. Tuy nhiên những khó khăn đó không hề cản trở tôi tiến lên, kể cả những giờ giáo dục thể chất. Tôi đã quyết định phải làm tất cả để lấy được bằng đại học.
Cũng may các con gái tôi luôn ủng hộ tôi, chúng luôn giúp đỡ tôi trong việc học. Nghĩ cũng lạ nhỉ! Bây giờ mẹ con chúng tôi đổi vai cho nhau. Các con tôi đã lên kế hoạch đến thăm trường tôi. Các con giúp tôi làm bài tập y như ngày bé tôi từng làm cho chúng.
Chúng tỏ ra thông cảm cho tôi khi lắng nghe tôi kể về một giáo sư khó tính nào đó và khuyên tôi đừng lo lắng về thành tích học tập quá! (Chúng còn dám bảo rằng tôi đang trở về với thời của chúng, cái thời mà chúng cũng rất hay lo lắng vẩn vơ).
Ngoài việc học trên lớp, tôi chợt nhận ra mình cũng có thể du học bằng nguồn tài trợ của trường trong những đợt nghỉ hè. Một lần tôi tham gia chuyến đi đến Đông âu. Lần khác, chúng tôi được dịp tìm hiểu những bí quyết về nghệ thuật Ý ngay tại nước Ý. Hồi xưa tôi thường chu du khắp thiên hạ cùng chồng nên chưa bao giờ đi một mình như thế cả. Dĩ nhiên ở chuyến đi một mình đầu tiên ấy tôi rất sợ. Có điều tôi luôn được nhiều người giúp đỡ chăm sóc. Và nhờ vậy mà tôi có thể đi lên bằng chính đôi chân của mình.
Trước đây tôi cứ nghĩ đơn giản rằng cứ đọc nhiều sách vô thì có được nhiều kiến thức, ngày nay tôi mới nhận ra rằng có những kiến thức mà chỉ đọc sách thôi không đủ; ngược lại phải có trường học, giáo viên, bạn bè cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá mà sách không có. Bây giờ nhìn lại quãng thời gian đã qua, tôi nhận ra rằng đi học làm tôi tươi trẻ. Tôi chưa bao giờ biết chán. Tôi sẵn sàng tiếp thu nhiều kinh nghiệm và quan điểm sống. Và điều quan trọng nhất đó là tôi dần lấy lại được sự tự tin. Và tin chắc rằng tôi sẽ tự làm được mọi thứ. Tôi còn nhớ cái ngày trước đêm nhà tôi qua đời, ông đã kêu tôi vào phòng và yêu cầu tôi hứa phải đi học Đại học lại. Ông khuyên tôi thẳng bước lên phía trước và bằng mọi giá hoàn thành ước nguyện của mình. Hôm nay, bốn năm sau ngày ông mất tôi được gọi tên để lên nhận bằng. Tôi chợt có cảm giác như ông đứng lẩn khuất đâu đó và đang vỗ tay tán thưởng tôi.
(Theo Internet)
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Gởi bởi kiengio04 vào ngày 06.05.2009 05:48:43
Câu chuyện hay quá!
Gởi bởi mickey_minnie vào ngày 25.07.2009 15:00:22
haizzzz................
Gởi bởi imlang vào ngày 14.08.2009 07:08:46
Im lặng cười một mình: khà khà khà...
Gởi bởi bichtuyen_1997 vào ngày 29.04.2011 08:36:51
hyaaa
Gởi bởi hathanh vào ngày 06.11.2011 14:08:43
đúng vậy, không gì là muộn cả..!!hihi
Gởi bởi mrthaonguyenxanh vào ngày 28.04.2013 09:10:34
Có quyết tâm thì sẽ làm được mà. AI CHA CHA! CỐ LÊN!!
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký