Bản không dấu Nghệ thuật nói lời không đồng ý!
(Hoathuytinh.com) Đừng nói mình không đồng ý với một quan điểm nào đó khi chưa đưa ra được lý do chính đáng. Đừng nói không đồng ý chỉ để chứng tỏ bạn khôn ngoan hơn hay để thỏa mãn cái “tôi” của mình.
Nếu bạn không biết cách thể hiện sự bất tán thành thì bạn sẽ chẳng bao giờ có một tâm hồn đẹp. Đây là yếu tố then chốt. Nhưng nếu bạn áp dụng sai thì mọi người sẽ chỉ thấy ở bạn hiển thị một tâm hồn xấu xí mà thôi!
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta thể hiện sự bất tán thành của mình:
- Có thể vì bản thân thô lỗ và hung tợn.
- Có thể chỉ để đấu đá và muốn giành phần thắng.
- Có thể chỉ để phô trương cái “tôi”.
- Có thể để đàn áp kẻ khác.
- Hay phô trương rằng mình giỏi hơn kẻ khác.
- Hoặc chỉ vì đã được giáo dục cách tranh luận phản biện như vậy.
- Và cũng có thể chỉ vì không biết cách nào khác hơn để tìm hiểu về một vấn đề.
Cho dù cụm từ “không đồng ý” chẳng ngọt ngào cho lắm, nhưng nó rất cần thiết khi phải công nhận sự thật và để khám phá các vấn đề thật khách quan và thấu đáo. NHƯNG HÃY...nhã nhặn khi không đồng ý
Khi không đồng ý với một quan điểm nào đó, hãy cư xử thật lễ độ và nhã nhặn, thay vì thô lỗ và khiêu khích.
Có những phát ngôn thể hiện sự bất tán thành thật thô lỗ sau:
- Anh thật ngu xuẩn.
- Đó là chuyện khờ khạo nhất mà tôi từng được nghe.
- Tôi đề nghị (như những câu mệnh lệnh).
- Điều đó sai hoàn toàn.
- Cách lập luận như vậy không logic chút nào.
- Tôi hoàn toàn không đồng ý với những gì anh vừa trình bày.
- Sao mà anh ngốc thế?
Đó là những cách thể hiện sự bất tán thành vụng về, thô lỗ. Thay vì thế, bạn có thể chọn cách diễn đạt khác đi để cho biết mình không đồng ý mà vẫn không xúc phạm người đối thoại, ví dụ:
- Tôi không dám chắc mình hiểu đúng lập luận của anh...
- Có thể có một cách khác để nhìn nhận vấn đề này...
- Đó không phải là quan điểm duy nhất về vấn đề này.
- Còn khả năng thứ 2 này thì sao?
- Tôi nghĩ mình có đôi chút nghi ngờ về kết luận của anh
- Có thể là như vậy, mà cũng không hẳn là như vậy...
- Tôi có thể nghĩ đến một cách giải quyết khác...
Bày tỏ sự bất tán thành một cách nhẹ nhàng, lễ độ cũng gây hiệu quả không kém, nhưng điều quan trọng hơn là cách thể hiện này thật đẹp.
• Một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc không đồng ý với quan điểm hay ý kiến nào đó.
- Lập luận sai về mặt logic.
- Diễn dịch sai lệch. (Bạn cần chỉ ra rằng có nhiều khả năng diễn dịch khác nhau cho một vấn đề)
- Nhận thức chọn lọc
Khi một bà vợ phát hiện chồng mình ngoại tình, người phụ nữ bị phản bội này chỉ khăng khăng nhớ lại những chi tiết không hay trong quá khứ như để củng cố nghi ngờ là người chồng chưa hề yêu thương mình thật lòng.
Nhận thức chọn lọc là cách nhìn nhận sự vật trong một giới hạn nhất định nhằm chứng minh cho một ý tưởng đã có sẵn.
Định kiến và thành kiến là dạng cổ điển nhất của các loại nhận thức chọn lọc. Đầu óc chúng ta chỉ có những khuôn mẫu nhất định và rồi chúng ta chỉ chú ý đến những gì nằm vừa gọn trong khuông mẫu đó. Định kiến về chủng tộc là một ví dụ cụ thể.
- Cảm xúc trói buộc (cảm xúc thường tiếp nối những định kiến, thành kiến. Cảm xúc là những phản ứng tình cảm của con người truớc một sự kiện nào đó. Và cảm xúc quyết định cách chúng ta nhìn nhận những sự kiện).
- Những kinh nghiệm sống khác biệt
- Kiểu nói khái quát hoá...
- Ước lượng mù mờ.
Hãy thận trọng với kiểu khẳng định chắc chắn
Bạn nên bỏ kiểu nói khẳng định chắc chắn khi đưa ra một quan điểm, và hãy dùng cách diễn đạt trung dung hơn, chẳng hạn “có khả năng là như vậy”.
Nếu bạn làm được điều này thì cả bạn và người đối thoại đều có thể tìm hiểu thêm về quan điểm đang bị bất đồng đó.
Trích trong “Để Có Một Tâm Hồn Đẹp”
Nếu bạn không biết cách thể hiện sự bất tán thành thì bạn sẽ chẳng bao giờ có một tâm hồn đẹp. Đây là yếu tố then chốt. Nhưng nếu bạn áp dụng sai thì mọi người sẽ chỉ thấy ở bạn hiển thị một tâm hồn xấu xí mà thôi!
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta thể hiện sự bất tán thành của mình:
- Có thể vì bản thân thô lỗ và hung tợn.
- Có thể chỉ để đấu đá và muốn giành phần thắng.
- Có thể chỉ để phô trương cái “tôi”.
- Có thể để đàn áp kẻ khác.
- Hay phô trương rằng mình giỏi hơn kẻ khác.
- Hoặc chỉ vì đã được giáo dục cách tranh luận phản biện như vậy.
- Và cũng có thể chỉ vì không biết cách nào khác hơn để tìm hiểu về một vấn đề.
Cho dù cụm từ “không đồng ý” chẳng ngọt ngào cho lắm, nhưng nó rất cần thiết khi phải công nhận sự thật và để khám phá các vấn đề thật khách quan và thấu đáo. NHƯNG HÃY...nhã nhặn khi không đồng ý
Khi không đồng ý với một quan điểm nào đó, hãy cư xử thật lễ độ và nhã nhặn, thay vì thô lỗ và khiêu khích.
Có những phát ngôn thể hiện sự bất tán thành thật thô lỗ sau:
- Anh thật ngu xuẩn.
- Đó là chuyện khờ khạo nhất mà tôi từng được nghe.
- Tôi đề nghị (như những câu mệnh lệnh).
- Điều đó sai hoàn toàn.
- Cách lập luận như vậy không logic chút nào.
- Tôi hoàn toàn không đồng ý với những gì anh vừa trình bày.
- Sao mà anh ngốc thế?
Đó là những cách thể hiện sự bất tán thành vụng về, thô lỗ. Thay vì thế, bạn có thể chọn cách diễn đạt khác đi để cho biết mình không đồng ý mà vẫn không xúc phạm người đối thoại, ví dụ:
- Tôi không dám chắc mình hiểu đúng lập luận của anh...
- Có thể có một cách khác để nhìn nhận vấn đề này...
- Đó không phải là quan điểm duy nhất về vấn đề này.
- Còn khả năng thứ 2 này thì sao?
- Tôi nghĩ mình có đôi chút nghi ngờ về kết luận của anh
- Có thể là như vậy, mà cũng không hẳn là như vậy...
- Tôi có thể nghĩ đến một cách giải quyết khác...
Bày tỏ sự bất tán thành một cách nhẹ nhàng, lễ độ cũng gây hiệu quả không kém, nhưng điều quan trọng hơn là cách thể hiện này thật đẹp.
• Một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc không đồng ý với quan điểm hay ý kiến nào đó.
- Lập luận sai về mặt logic.
- Diễn dịch sai lệch. (Bạn cần chỉ ra rằng có nhiều khả năng diễn dịch khác nhau cho một vấn đề)
- Nhận thức chọn lọc
Khi một bà vợ phát hiện chồng mình ngoại tình, người phụ nữ bị phản bội này chỉ khăng khăng nhớ lại những chi tiết không hay trong quá khứ như để củng cố nghi ngờ là người chồng chưa hề yêu thương mình thật lòng.
Nhận thức chọn lọc là cách nhìn nhận sự vật trong một giới hạn nhất định nhằm chứng minh cho một ý tưởng đã có sẵn.
Định kiến và thành kiến là dạng cổ điển nhất của các loại nhận thức chọn lọc. Đầu óc chúng ta chỉ có những khuôn mẫu nhất định và rồi chúng ta chỉ chú ý đến những gì nằm vừa gọn trong khuông mẫu đó. Định kiến về chủng tộc là một ví dụ cụ thể.
- Cảm xúc trói buộc (cảm xúc thường tiếp nối những định kiến, thành kiến. Cảm xúc là những phản ứng tình cảm của con người truớc một sự kiện nào đó. Và cảm xúc quyết định cách chúng ta nhìn nhận những sự kiện).
- Những kinh nghiệm sống khác biệt
- Kiểu nói khái quát hoá...
- Ước lượng mù mờ.
Hãy thận trọng với kiểu khẳng định chắc chắn
Bạn nên bỏ kiểu nói khẳng định chắc chắn khi đưa ra một quan điểm, và hãy dùng cách diễn đạt trung dung hơn, chẳng hạn “có khả năng là như vậy”.
Nếu bạn làm được điều này thì cả bạn và người đối thoại đều có thể tìm hiểu thêm về quan điểm đang bị bất đồng đó.
Trích trong “Để Có Một Tâm Hồn Đẹp”
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Mình ko có ý phản bác bài viết. Chỉ có điều đọc qua thì dễ làm người khác hiểu lầm "nếu ko làm được vậy thì chịu mang tâm hồn xấu xí đi nghen" thì hơi bức xúc. Haha, chắc bị đạp trúng đuôi hen! ^ ^"
-> Tôi ko cần 1 tâm hồn đẹp để sống với 1 người mà tôi ghê tởm lợn
Cuộc sống vốn đa dạng và đầy những cạm bẫy bạn có thật sự đủ bản lĩnh để luôn là người nhã nhặn đc ko
nghe thuat ma
- Có thể có một cách khác để nhìn nhận vấn đề này...
- Đó không phải là quan điểm duy nhất về vấn đề này.
- Còn khả năng thứ 2 này thì sao?
- Tôi nghĩ mình có đôi chút nghi ngờ về kết luận của anh
- Có thể là như vậy, mà cũng không hẳn là như vậy...
- Tôi có thể nghĩ đến một cách giải quyết khác..."
........ có khả năng là như vậy!