Bản không dấu Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng
(Hoathuytinh.com) "Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ trông rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng."
(tự truyện "Ba ơi mình đi đâu", Jean-Louis Fournier)
Chắc người đàn ông nào cũng có giấc mơ đó.
Hai con trai của Jean-Louis Fournier đều thiểu năng và tật nguyền vĩnh viễn. Mathieu đã chết và Thomas thì đến năm 30 tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại câu hỏi "Ba ơi mình đi đâu ?"
"Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có đến hai ngày tận thế."
Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa giấc mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng.
Tôi nhớ lúc nhỏ, có lần tôi phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: "Trở thành người như thế nào, tốt hay xấu, là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con ngoan mà là vì con là con của ba mẹ, kể cả khi con dối trá, trộm cắp thì tình yêu của ba mẹ với con vẫn không đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng, ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương".
Và đó là lí do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí là tôi chỉ cần một lí do đó mà thôi.
Tôi nhớ ngày xưa khi tôi chuẩn bị nhập ngũ, cũng là lần đầu tiên xa nhà. Mẹ lăng xăng đồ đạc, nước mắt ngắn dài. Ba ngồi im không nói.
Tôi cứ ngỡ ba không để tâm.
Chiều nay, tôi bỗng nhớ lại dáng ngồi nghiêng nghiêng ấy, khi đọc được mấy câu thơ này:
"Không tiễn con ra phi trường
Ba chỉ ngồi lặng yên quay mặt
Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng"(*)
(Rút ngắn từ "Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng" của Phạm Lữ Ân, báo SVVN)
(*) Trích "Đôi mắt" - Vũ Quyên
(tự truyện "Ba ơi mình đi đâu", Jean-Louis Fournier)
Chắc người đàn ông nào cũng có giấc mơ đó.
Hai con trai của Jean-Louis Fournier đều thiểu năng và tật nguyền vĩnh viễn. Mathieu đã chết và Thomas thì đến năm 30 tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại câu hỏi "Ba ơi mình đi đâu ?"
"Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có đến hai ngày tận thế."
Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa giấc mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng.
Tôi nhớ lúc nhỏ, có lần tôi phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: "Trở thành người như thế nào, tốt hay xấu, là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con ngoan mà là vì con là con của ba mẹ, kể cả khi con dối trá, trộm cắp thì tình yêu của ba mẹ với con vẫn không đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng, ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương".
Và đó là lí do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí là tôi chỉ cần một lí do đó mà thôi.
Tôi nhớ ngày xưa khi tôi chuẩn bị nhập ngũ, cũng là lần đầu tiên xa nhà. Mẹ lăng xăng đồ đạc, nước mắt ngắn dài. Ba ngồi im không nói.
Tôi cứ ngỡ ba không để tâm.
Chiều nay, tôi bỗng nhớ lại dáng ngồi nghiêng nghiêng ấy, khi đọc được mấy câu thơ này:
"Không tiễn con ra phi trường
Ba chỉ ngồi lặng yên quay mặt
Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng"(*)
(Rút ngắn từ "Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng" của Phạm Lữ Ân, báo SVVN)
(*) Trích "Đôi mắt" - Vũ Quyên
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
mang cả tấm thân gầy cha che chở cho con
ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc...
ai còn cha xin đừng làm cha buồn...
Ba ơi, mình đi đâu? Ngày bé mình cũng hay hỏi ba như thế. Đi đến trường, đi về nhà, đi đến hiệu sách, đến những nơi mà con thích. Nhưng tại sao ba không dẫn con lên thiên đường cùng ba, ba ơi? Mình lên thiên đường hay xuống địa ngục, hả ba?
Mình vẫn phải sống, nhưng đôi lúc mệt mỏi lại thấy hình như có đôi mắt của ba vẫn đang dõi theo đâu đây. Mình không muốn thấy ba buồn. Lại mỉm cười và tiếp tục bước đi...
Gió phất tóc bay mối tình xuân.
Miệng cười rung nước mắt cõi nhân.
Cuộc đời sáng tỏa nước trong ngần