Bản không dấu Nói với con ngày 8-3
(Hoathuytinh.com) "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Lòng mẹ lúc nào cũng dõi theo con, nhưng không chỉ để yêu thương, lo lắng mà còn là để tìm nơi dựa đỡ...
Hôm nay 8/3, ngày của Mẹ - phụ nữ của hôm nay và Con - phụ nữ của tương lai.
Khi mẹ ngồi bên chiếc máy vi tính để viết những dòng này thì con đang ngủ rất ngon để rồi khi thức dậy con lại nhìn sang - cái nhìn thường nhật - âu yếm, pha chút xót thương... Chợt nhớ đoạn văn con viết: "Trước khi em ngủ, thấy mẹ ngồi quay lưng vào giường và dán mắt vào máy vi tính; sáng ra tỉnh dậy cũng thấy thế...". Khi cô giáo ra đầu đề: "Hãy tả người thân yêu nhất", con thường viết về mẹ. Con lên mỗi lớp, con viết về mẹ một khác. Nhiều người bảo con gái thường quấn quýt cha hơn nhưng không hiểu sao, mẹ lại thấy chỉ có con gái mới có thể hiểu và yêu mẹ mình bằng tình yêu cộng lại của những người thân yêu nhất đời này. Mẹ đã đi qua từng chặng của cuộc đời này không thấy khổ ải nhờ tình yêu của con và niềm tin vào con. Hôm nay, 8/3, một lần nữa mẹ nói với lòng mình điều này.
Hôm nay, viết cho con, mẹ bỗng lại nhớ bà ngoại (mẹ của mẹ) và cụ bà (bà nội của mẹ) - hai người đàn bà mẹ yêu thương nhất trong tất cả những người đàn bà của thế giới này, trước khi có con.
Hình ảnh bà ngoại con trong mẹ là người đàn bà miệng cười, mắt cười; áo nâu, quần xắn tong tả đôi quanh gánh trên vai mỗi chiều về, lúc thì bó mạ héo không cấy hết, lúc thì vài nhánh lúa lép nhặt về nuôi gà. Người đàn bà với những buổi sáng thức dậy đi cấy, đi gặt theo tiếng kẻng và chia thóc ở sân kho. Người đàn bà yêu hợp tác xã đến mức khiến mẹ chồng, người đã từng sở hữu dăm ba mẫu ruộng và non chục người làm thời chưa có hợp tác phải lạnh lẽo xa cách. Người đàn bà nhặt từng quả trứng trong ổ gà đẻ đem đi bán, gom từng đồng gửi ra Hà Nội nuôi chồng học Đại học và nấu cơm chia hai phần gạo, ngô rõ ràng để con mình không bao giờ phải ăn độn. Thế hệ con khó mà hình dung nổi về một thời phụ nữ như bà ngoại con, đúng không?
Thú thực với con, mẹ yêu bà nội của mình hơn cả người sinh thành. Mẹ vẫn nhớ như in cách Người nhặt rau, nấu cơm, rửa bát. Những ngón tay thon dài gẩy nhẹ chỉ để nhặt phần non nhất của cọng rau muống; Những ngón tay cầm chiếc đũa cả ghế cơm khẽ khàng như sợ làm đau hạt gạo; Và cách Người dùng bữa với chiếc bát bạc, thìa bạc... Tuổi thơ của mẹ gắn bó với Người, nhất là từ khi bà ngoại con qua đời. Có buổi chiều, nước lũ dềnh đến, chảy qua con đường trước nhà. Vẫn những ngón tay thon dài mảnh dẻ ấy, Người gói gắm rất nhanh những vật dụng cần thiết và đỡ từng đứa cháu đưa lên gác lửng. Đêm tối om. Mưa ngưng hẳn. Chỉ nghe nước cuồn cuộn chảy quanh nhà và tiếng ễng ương kêu đến nẫu ruột, mẹ cuộn mình chui vào lòng Người... Những ngón tay Người lần vào từng sợi tóc mẹ cùng những câu chuyện cổ tích. Người đã dành dụm cho mẹ - đứa trẻ mồ côi - một ký ức tuổi thơ dịu ngọt và êm đềm.
Hình như khi sinh con gái ra, nhiều bà mẹ thường giấu trong mình ý nghĩ xót xa: "Con gái, rồi lại khổ như mình thôi". Văn chương bao đời của xứ này, từ thủa Hồ Xuân Hương đến các cô viết thơ cách dòng bây giờ hình như cũng bị ám ảnh bởi chữ "khổ" dành cho phái nữ: "Đàn bà, không khổ cách này thì cách khác". Nhưng thật lạ, mỗi lần nhìn thấy con cười, mẹ không bị ám ảnh nhiều bởi chữ "khổ" ấy. Tuổi thơ của con tự tin hơn rất nhiều so với mẹ hồi bé, biết nhiều thứ hơn nhưng lại không phải ám ảnh về miếng ăn, manh áo như thời của mẹ, của bà. Cũng chẳng biết thế nào, mỗi thời lại có niềm vui, nỗi lo toan riêng. Sáng qua, con đi học vắng, cầm chiếc áo bị tụt chỉ, lần mò mãi mà không xâu được kim để khâu, bỗng dưng mẹ thấy bùi ngùi: "Ngày xưa bà nội của mẹ trên 70 tuổi vẫn còn xâu được kim..." Những dòng chữ trên máy vi tính đã khiến mắt mẹ kém sớm. Chiếc ba lô nặng trĩu trên vai và hàng đống bài tập đêm đêm khiến con gái mẹ chớm cận và lệch vai... Thế hệ con học và học, đến nỗi không có cả mùa hè về thăm quê nội, ngoại, nên mới có chuyện bạn con tả trâu mà thành ngựa. Mỗi thời có nỗi nghèo khó riêng... Thôi thì mẹ lại mượn lời của một người phụ nữ lớn lao đầu thế kỷ trước để nói với con ngày hôm nay: "Chúc con, không khổ nhưng biết thương người khổ..."
Hồi trước bà ngoại con vẫn bảo: "Con gái phải học đi cấy, đi gặt, giần sàng, phải biết đan len..." nên khi thành thiếu nữ, mẹ thấy mình thật là vô dụng vì không biết đủ những việc ấy. Nhưng mẹ không nhắc con những điều ấy nữa. Bà nội của mẹ, bà ngoại con không thể hình dung nổi về cái thời chúng ta đang sống hôm nay. Chắc chắn, mẹ cũng không thể đoán biết được khi con trưởng thành, cần phải chuẩn bị cụ thể những gì. Hồi trước mỗi khi bà nội của mẹ hỏi: "Lớn lên cháu muốn làm gì?", mẹ nói: "Cháu mơ ước thành giáo viên cấp 1". Con có biết vì sao không? Vì trong mắt bọn trẻ con lúc ấy, chỉ biết thầy, cô giáo mình là thần tượng. Còn con, con nói với mẹ: "Con muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi" mặc dù trên ti vi mỗi ngày cũng có thể gieo trong lòng con trẻ một thần tượng. Thời của con, biết cách lựa chọn cũng là một thái độ sống đúng. Con hãy đi trên đời này bằng đôi chân của chính mình, tự tin ở chính mình là đủ để mẹ yên tâm.
Mẹ cũng không có tham vọng sẽ bảo ban con được gì nhiều trước khi con bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời con gái. Con nhớ không, có một lần đi ngang qua con hẻm, hai mẹ con mình chứng kiến cảnh vợ chồng nhà bán hoa quả cãi nhau. Người vợ cãi xoe xoé, vừa cãi vừa khóc. Người chồng đấm đá túi bụi. Mẹ bảo: "Cơm sôi nhỏ lửa, chồng giận phải bớt lời chứ"; con bảo: "Kiểu gì cũng không được đánh phụ nữ. Không ở được sao không bỏ nhau đi?". Mẹ bảo: "Bỏ nhau khổ con cái". "Thế mẹ tưởng các ông bố bà mẹ sống với nhau mà đánh chửi nhau thế thì con cái sướng lắm à?". Đó là lần đầu tiên mẹ cảm nhận được rằng, con sẽ không bao giờ cam chịu khổ như cụ, như bà, như mẹ. Thôi thì, mẹ chỉ biết nói rằng hãy tin ở ngày mai nhưng và phải học cách yêu thương mình trước khi yêu thương cả cuộc đời rộng lớn này. Nhưng nhiều khi phải học cách tha thứ nữa con ạ.
Có một câu thơ in trong lòng của nhiều người thế hệ mẹ: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ừ thì lòng mẹ lúc nào cũng dõi theo con, nhưng không chỉ để yêu thương, lo lắng mà còn là để tìm nơi dựa đỡ. Mẹ đã không còn xâu được kim, cũng sẽ chẳng còn bao lâu nữa mẹ sẽ không còn thực hiện những điều mình muốn dù đó có thể chỉ là mong ước nhỏ nhoi như viết một bài báo tâm huyết. Đêm đêm, một khi hoảng hốt vì ý nghĩ đó, ủ mái tóc non tơ của con vào lồng ngực, mẹ thấy tinh thần mình khoẻ khoắn trở lại. Và tin rằng cuộc đời mình sẽ dài thêm, nhờ con. Rồi con cũng sẽ giúp mẹ thực hiện những giấc mơ.
Cầu mong và chúc con, người phụ nữ của tương lai, chở được những giấc mơ của mẹ
Lương Bích Ngọc
Hôm nay 8/3, ngày của Mẹ - phụ nữ của hôm nay và Con - phụ nữ của tương lai.
Khi mẹ ngồi bên chiếc máy vi tính để viết những dòng này thì con đang ngủ rất ngon để rồi khi thức dậy con lại nhìn sang - cái nhìn thường nhật - âu yếm, pha chút xót thương... Chợt nhớ đoạn văn con viết: "Trước khi em ngủ, thấy mẹ ngồi quay lưng vào giường và dán mắt vào máy vi tính; sáng ra tỉnh dậy cũng thấy thế...". Khi cô giáo ra đầu đề: "Hãy tả người thân yêu nhất", con thường viết về mẹ. Con lên mỗi lớp, con viết về mẹ một khác. Nhiều người bảo con gái thường quấn quýt cha hơn nhưng không hiểu sao, mẹ lại thấy chỉ có con gái mới có thể hiểu và yêu mẹ mình bằng tình yêu cộng lại của những người thân yêu nhất đời này. Mẹ đã đi qua từng chặng của cuộc đời này không thấy khổ ải nhờ tình yêu của con và niềm tin vào con. Hôm nay, 8/3, một lần nữa mẹ nói với lòng mình điều này.
Hôm nay, viết cho con, mẹ bỗng lại nhớ bà ngoại (mẹ của mẹ) và cụ bà (bà nội của mẹ) - hai người đàn bà mẹ yêu thương nhất trong tất cả những người đàn bà của thế giới này, trước khi có con.
Hình ảnh bà ngoại con trong mẹ là người đàn bà miệng cười, mắt cười; áo nâu, quần xắn tong tả đôi quanh gánh trên vai mỗi chiều về, lúc thì bó mạ héo không cấy hết, lúc thì vài nhánh lúa lép nhặt về nuôi gà. Người đàn bà với những buổi sáng thức dậy đi cấy, đi gặt theo tiếng kẻng và chia thóc ở sân kho. Người đàn bà yêu hợp tác xã đến mức khiến mẹ chồng, người đã từng sở hữu dăm ba mẫu ruộng và non chục người làm thời chưa có hợp tác phải lạnh lẽo xa cách. Người đàn bà nhặt từng quả trứng trong ổ gà đẻ đem đi bán, gom từng đồng gửi ra Hà Nội nuôi chồng học Đại học và nấu cơm chia hai phần gạo, ngô rõ ràng để con mình không bao giờ phải ăn độn. Thế hệ con khó mà hình dung nổi về một thời phụ nữ như bà ngoại con, đúng không?
Thú thực với con, mẹ yêu bà nội của mình hơn cả người sinh thành. Mẹ vẫn nhớ như in cách Người nhặt rau, nấu cơm, rửa bát. Những ngón tay thon dài gẩy nhẹ chỉ để nhặt phần non nhất của cọng rau muống; Những ngón tay cầm chiếc đũa cả ghế cơm khẽ khàng như sợ làm đau hạt gạo; Và cách Người dùng bữa với chiếc bát bạc, thìa bạc... Tuổi thơ của mẹ gắn bó với Người, nhất là từ khi bà ngoại con qua đời. Có buổi chiều, nước lũ dềnh đến, chảy qua con đường trước nhà. Vẫn những ngón tay thon dài mảnh dẻ ấy, Người gói gắm rất nhanh những vật dụng cần thiết và đỡ từng đứa cháu đưa lên gác lửng. Đêm tối om. Mưa ngưng hẳn. Chỉ nghe nước cuồn cuộn chảy quanh nhà và tiếng ễng ương kêu đến nẫu ruột, mẹ cuộn mình chui vào lòng Người... Những ngón tay Người lần vào từng sợi tóc mẹ cùng những câu chuyện cổ tích. Người đã dành dụm cho mẹ - đứa trẻ mồ côi - một ký ức tuổi thơ dịu ngọt và êm đềm.
Hình như khi sinh con gái ra, nhiều bà mẹ thường giấu trong mình ý nghĩ xót xa: "Con gái, rồi lại khổ như mình thôi". Văn chương bao đời của xứ này, từ thủa Hồ Xuân Hương đến các cô viết thơ cách dòng bây giờ hình như cũng bị ám ảnh bởi chữ "khổ" dành cho phái nữ: "Đàn bà, không khổ cách này thì cách khác". Nhưng thật lạ, mỗi lần nhìn thấy con cười, mẹ không bị ám ảnh nhiều bởi chữ "khổ" ấy. Tuổi thơ của con tự tin hơn rất nhiều so với mẹ hồi bé, biết nhiều thứ hơn nhưng lại không phải ám ảnh về miếng ăn, manh áo như thời của mẹ, của bà. Cũng chẳng biết thế nào, mỗi thời lại có niềm vui, nỗi lo toan riêng. Sáng qua, con đi học vắng, cầm chiếc áo bị tụt chỉ, lần mò mãi mà không xâu được kim để khâu, bỗng dưng mẹ thấy bùi ngùi: "Ngày xưa bà nội của mẹ trên 70 tuổi vẫn còn xâu được kim..." Những dòng chữ trên máy vi tính đã khiến mắt mẹ kém sớm. Chiếc ba lô nặng trĩu trên vai và hàng đống bài tập đêm đêm khiến con gái mẹ chớm cận và lệch vai... Thế hệ con học và học, đến nỗi không có cả mùa hè về thăm quê nội, ngoại, nên mới có chuyện bạn con tả trâu mà thành ngựa. Mỗi thời có nỗi nghèo khó riêng... Thôi thì mẹ lại mượn lời của một người phụ nữ lớn lao đầu thế kỷ trước để nói với con ngày hôm nay: "Chúc con, không khổ nhưng biết thương người khổ..."
Hồi trước bà ngoại con vẫn bảo: "Con gái phải học đi cấy, đi gặt, giần sàng, phải biết đan len..." nên khi thành thiếu nữ, mẹ thấy mình thật là vô dụng vì không biết đủ những việc ấy. Nhưng mẹ không nhắc con những điều ấy nữa. Bà nội của mẹ, bà ngoại con không thể hình dung nổi về cái thời chúng ta đang sống hôm nay. Chắc chắn, mẹ cũng không thể đoán biết được khi con trưởng thành, cần phải chuẩn bị cụ thể những gì. Hồi trước mỗi khi bà nội của mẹ hỏi: "Lớn lên cháu muốn làm gì?", mẹ nói: "Cháu mơ ước thành giáo viên cấp 1". Con có biết vì sao không? Vì trong mắt bọn trẻ con lúc ấy, chỉ biết thầy, cô giáo mình là thần tượng. Còn con, con nói với mẹ: "Con muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi" mặc dù trên ti vi mỗi ngày cũng có thể gieo trong lòng con trẻ một thần tượng. Thời của con, biết cách lựa chọn cũng là một thái độ sống đúng. Con hãy đi trên đời này bằng đôi chân của chính mình, tự tin ở chính mình là đủ để mẹ yên tâm.
Mẹ cũng không có tham vọng sẽ bảo ban con được gì nhiều trước khi con bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời con gái. Con nhớ không, có một lần đi ngang qua con hẻm, hai mẹ con mình chứng kiến cảnh vợ chồng nhà bán hoa quả cãi nhau. Người vợ cãi xoe xoé, vừa cãi vừa khóc. Người chồng đấm đá túi bụi. Mẹ bảo: "Cơm sôi nhỏ lửa, chồng giận phải bớt lời chứ"; con bảo: "Kiểu gì cũng không được đánh phụ nữ. Không ở được sao không bỏ nhau đi?". Mẹ bảo: "Bỏ nhau khổ con cái". "Thế mẹ tưởng các ông bố bà mẹ sống với nhau mà đánh chửi nhau thế thì con cái sướng lắm à?". Đó là lần đầu tiên mẹ cảm nhận được rằng, con sẽ không bao giờ cam chịu khổ như cụ, như bà, như mẹ. Thôi thì, mẹ chỉ biết nói rằng hãy tin ở ngày mai nhưng và phải học cách yêu thương mình trước khi yêu thương cả cuộc đời rộng lớn này. Nhưng nhiều khi phải học cách tha thứ nữa con ạ.
Có một câu thơ in trong lòng của nhiều người thế hệ mẹ: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ừ thì lòng mẹ lúc nào cũng dõi theo con, nhưng không chỉ để yêu thương, lo lắng mà còn là để tìm nơi dựa đỡ. Mẹ đã không còn xâu được kim, cũng sẽ chẳng còn bao lâu nữa mẹ sẽ không còn thực hiện những điều mình muốn dù đó có thể chỉ là mong ước nhỏ nhoi như viết một bài báo tâm huyết. Đêm đêm, một khi hoảng hốt vì ý nghĩ đó, ủ mái tóc non tơ của con vào lồng ngực, mẹ thấy tinh thần mình khoẻ khoắn trở lại. Và tin rằng cuộc đời mình sẽ dài thêm, nhờ con. Rồi con cũng sẽ giúp mẹ thực hiện những giấc mơ.
Cầu mong và chúc con, người phụ nữ của tương lai, chở được những giấc mơ của mẹ
Lương Bích Ngọc
Hoathuytinh.com (Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng truyện này)
Cảm nhận
Chưa có cảm nhận.
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký