Hôm nay thấy nhớ vô vàn cô Ân, dạy Sử năm lớp 9. Mình may mắn vì trong đời có dịp hạnh ngộ với người gv có mảng tri thức rộng, lại có năng khiếu truyền đạt cảm hứng cho hs như cô. Gương mặt cô cũng thật phúc hậu, toát lên vẻ hiền từ cần có của ngành nghề giáo. Hẳn nhờ tính hiền từ cộng nét cười luôn thường trực trên môi mắt, nên đám hs đều cảm thấy thư giãn trong tiết học. Mình còn nhớ năm lớp 9 tụi bạn hay đập bàn phản kháng vì sao 1 tuần tiết cô Tố Ân chỉ có 2, còn bà la sát Bảo Anh dạy toán đến 12 - cả sáng lẫn chiều đều phải gặp bả - làm mấy đứa ghét môn toán đều than trách :)) Tiết học cô Ân rất đặc biệt, đó là điểm mà chắc đứa hs nào từng học qua đều ko thể quên. Ko cần để sách giáo khoa trên bàn, có quyền ngồi gác cằm, nằm xải lưng đủ kiểu (nhưng ko ngủ nhé :)). Mình còn lôi cả bánh tráng ra nhai mà cô cũng chỉ nhìn rồi cười 1 cái (Người cô tuyệt vời!!!! :))... Cô bắt đầu tiết học bằng cách kéo chiếc ghế trên bục giảng xuống giữa lớp và ngồi truyền đạt tri thức. Học trò im lặng lắng nghe, có đứa cẩn thận thì mang tập ra ghi chú. Đôi khi cô kể những mẩu chuyện chẳng liên quan gì đến bài học :)) Vdu như tựa đề do lớp trưởng ghi chép trên bảng ngày hôm đó là: "Sau cách mạng thắng lợi, Cu-Ba xây dựng đất nước như thế nào?". Lúc vào lớp, tuy cô có nhìn cái tựa và biết rằng mình cần giảng những j, nhưng lát sau có một số đứa hỏi về nạn đói năm Ất Dậu làm chết 2 triệu sinh linh ở miền Bắc, cô lại kể sang tội ác quân phiệt Nhật,... Lúc xe ngựa chở lúa của Nhật chạy ngang qua rơi vãi vài hạt thóc, dân ta lúc bấy giờ bị nạn đói hoành hành ko khác gì những thây ma vật vờ ngoài đường, bò ra hốt thóc rơi thì bị bọn Nhật cầm kiếm chặt đứt hai cánh tay ko cho hốt, V..v.. Mãi cho đến lúc hết tiết, vẫn chưa nghe cô nói gì về Cu-Ba :)) Có đứa nhắc: Cô ơi, bài hôm nay là về CuBa! Thì cô cười bảo hôm sau sẽ giảng bù về đất nước cuba nhân đạo và xinh đẹp :)) Và quả nhiên đến tiết sau cô đi lượm tập ảnh khổ lớn ở đâu về "hòn đảo Lửa đảo Say" cho hs xem, cô nói giảng nhiều chẳng bằng cho các em tận mắt nhìn và hình dung ;) Cô truyền đạt cho học sinh biết đến nhiều sự kiện lịch sử bằng kiến thức rộng rãi của mình, chẳng cần nhờ đến trang sách giáo khoa vô tri. Cách cô giảng đầy lôi cuốn, cái miệng duyên hết biết (chắc một phần do mặt cô đẹp :)), hầu như trong từng mẩu chuyện, đều chêm vào nhận xét hài hước, vdu như khi giảng về các Chúa Nguyễn, đến đời Gia Long Nguyễn Ánh, cô nhận xét ông này nhiều lần bị giang hồ (ở đây là nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ) truy đuổi ráo riết 25 năm vẫn thoát chết, là nằm ngoài quy luật vũ trụ thông thường, con đường trời giúp Gia Long hành tẩu lên làm vua còn hên hơn cả thằng té núi vô tình nhặt đc bí kíp võ công trong phim kiếm hiệp... làm cả lớp cười rần rần :)) Vài lần thầy hiệu trưởng đi ngang thấy lớp cười to quá có la cô gần gũi với hs thì tốt nhưng ko dc để tụi nó ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác đang tập trung +_+ ... Thầy chẳng biết dc cái lớp kế bên tụi nó đang ước cô Tố Ân bước vào thay thế cái người đang bắt tụi nó tập trung trong sợ hãi đâu thầy ạ +_+ Những lần thi học kỳ, trong khi các lớp khác ôm bộ đề cương dày cộp do nhà trường phát, đêm hôm ko ngủ cố tụng vào đầu những con số khổng lồ về ngày tháng, kiểu như 10h30’ sáng 29/3, quân ta bắn rơi 27 chiếc máy bay địch, giết 320 tên, bắt sống 15 lính mỹ @@v.v... Thì hs cô Ân chỉ cần học những ý chính do cô tóm tắt in photo trên tờ giấy A4. Nghề giáo VN, đặc biệt là với môn lịch sử khô khan dài đằng đẵng những chi tiết rườm rà ko cần thiết, cùng với những con chữ rập khuôn đầy cứng nhắc vô hồn.. Có mấy người thông cảm với nỗi khổ hs đc như cô? Mình thì nghĩ những gv như cô đếm ko qua dc đầu ngón tay. Tuy hs cô Ân chẳng em nào đạt những con điểm 8, 9, 10 – thành tích hảo của 1 thời hs – vì đáp án quá ngắn gọn so với trong đề cương, nhưng chí ít những thế hệ do cô đào tạo ko bị dốt Sử đến mức nhầm lẫn giữa nhà thơ Nguyễn Du và nhà quân sự đại tài Nguyễn Huệ là 1 @@v.v..
Nhật ký của dinguocchieugio
dinguocchieugio viết vào ngày 23.09.2016
Cô Ân!
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?
Liên kết
User Online
Có 117 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 117 khách
Đến bây giờ giao ước giữa Nguyễn Ánh và Pháp là gì thì chỉ có người nằm dưới lòng đất biết:). Bởi vậy dù là 1 vị vua nhưng VN ko hề có tên đường hoặc trường nào Gia Long cả :D
Nguyễn Tất Nhiên
Hôn rách mặt mà sao còn nghi ngại?
Nhớ điên đầu sao cứ sợ chia tan?
Mỗi lòng người một lý lẽ bất an
Mỗi cuộc chết, có một hình thức, khác
Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác
Mỗi đời tình, có một thú, chia ly
Chiều nắng âm thầm chào biệt lũ lá me
Lá me nhỏ, như nụ cười hai đứa, nhỏ
Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần
Em bắt đầu thấy ân hận, chưa em?
Vì lỡ nói thương anh, cái thằng quanh năm túng thiếu
Ân hận, có, thì hãy nên, ráng chịu
Hãy xem như cảnh ngộ đã an bài
Như địa cầu không thể ngược vòng quay
Như Chúa, Phật phải gay go trước giờ lên ngôi Phật, Chúa
Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
Nên mới yêu, mà cư xử rất vợ chồng
Rất thiệt tình khi lựa quán bình dân
Khi nói thẳng: "Anh gọi cà phê đen bởi hụt tiền uống cà phê đá"
Mỗi cuộc sống thăng trầm, phải mua bằng nhục nhã
Mỗi mặt trời, phải trả giá một hoàng hôn
Đêm, chẳng còn cách khác tối tăm hơn
Nên mặt mũi ta đây, bùn cứ tạt
Môi thâm tím bận nào tươi tắn, hát
Em nhớ vờ hoan hỉ vỗ tay khen
Để anh còn cao hứng cười duyên
Còn tin tưởng nụ hôn mình, vẫn ngọt
Khăn tăm tối hãy ngang đầu quấn nốt
Quấn cho nhau, quấn bạo, quấn cuồng điên
Vòng sau cùng sẽ gặp quỷ Sa Tăng
Bởi hạnh phúc mơ hồ như, Thượng Đế
Đời, vốn không nương người thất thế
Thì thôi, ô nhục cũng là danh
Mình nếu chọn đời nhau làm dấu chấm
Mỗi câu văn đâu được chấm hai lần
Nói thật với bạn mình cũng tiếc cho SG vì đã thua trong cuộc nội chiến, nhưng ý trời đã định cho miền Bắc chiến thắng. Và họ đổi tên đường cũng là chuyện thường tình. Vua quan triều Nguyễn đc miền Nam nhớ ơn nhiều hơn, vì thủy tổ Gia Long là người đầu tiên có công biến miền Nam thành nơi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ra toàn Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây, các vũ khí để đánh Tây Sơn. Ông chính là người đặt nền móng cho kinh tế thị trường miền Nam, và văn hóa đó còn cho đến ngày nay.
Còn cách mạng ở miền Bắc thì sao? Mấy chục năm trời đằng đẵng hết lo đánh Pháp tới đuổi Nhật, hứng chịu những cuộc bom rơi đạn pháo ầm ầm của Mỹ. Có biết gì nhiều về giao thương đâu. Lo cứu đói ko đã đủ mệt. Và trong đầu họ cực căm thù các đế quốc phương tây, trong khi Gia Long chính là kẻ rước voi về giày mã tổ... Sau giải phóng, họ thấy xương máu đã đổ của những người cách mạng hy sinh vì nền thống nhất đất nước to lớn hơn vua quan triều Nguyễn nên thay tên để cho dân chúng ghi nhớ... Ông vua thần nào ko theo Pháp thì mới đc để lại vậy:)