1) Đàn áp Phật giáo Tây Tạng Trung Quốc vẫn thường tuyên bố rằng Tây Tạng là một phần thuộc Trung Quốc bất chấp sự phản đối từ người dân Tây Tạng. Vào 07/10/1950, chính quyền Trung Quốc mang quân đi đánh chiếm xứ này. Chính phủ Tây Tạng dưới sự lãnh đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụng các biện pháp hòa bình để đám phán. Nhưng chính phủ Trung Quốc không giữ đúng cam kết. Đầu năm 1957, quân đội Trung Quốc đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền của Tây Tạng. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấn, sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc, con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễu hành ngoài đường phố, trong khi lính Trung Quốc đứng nhìn, có những hành động đồi bại và la hò thích thú. Nhiều ni cô Tây Tạng bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn. Nạn nhân đôi khi còn bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ v.v… Theo bản báo cáo của một Ủy Ban Điều Tra tại Quốc Hội Hoa Kỳ về các nạn nhân bị sát hại dưới chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian những năm 1949-1971 là vào khoảng từ 32- 63 triệu người. Cho đến ngày nay, người dân Tây Tạng vẫn đang sống dưới sự áp bức của chính quyền Trung Quốc. Sự việc bức hại lên chính tín này đã bị cả thế giới lên án. 2) Thảm sát Thiên An Môn Năm 1989, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. ĐCSTQ vẫn luôn tự ca ngợi bản thân với ngôn từ “Đảng là quang vinh vĩ đại”, là “không bao giờ sai” và dập tắt tất cả các tiếng nói hay nguyện vọng của giới trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Điều này gây ra nhiều bất bình trong dân chúng. Các cuộc biểu tình dấy lên sau cái chết của ông Hồ Diệu Bang - cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ - một nhà cải cách theo đường lối tự do bị phế truất - vì đi ngược lại đường lối bảo thủ của cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ. Khoảng 100.000 sinh viên đã xuống đường nhân dịp tang lễ của ông, để biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh. Vào lúc cao điểm, ước tính có hơn một triệu người cùng tham gia. Khi đó, quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh mang súng ống và xe tăng tiến vào thành phố, vì được thông báo rằng Bắc Kinh đang có một cuộc bạo động. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng, cần phải bị tiêu diệt. Hàng loạt tiếng súng nổ đì đùng chát chúa vang lên… Mùi tanh của máu đã bốc lên. Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Theo lời nhân chứng có mặt tại quảng trường ngày hôm đó, quảng trường Thiên An Môn ngập trong biển máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại. Binh lính Trung Quốc đã phải đem ra cả vòi xịt nước dùng trong cứu hỏa. Xe tăng dùng để nghiền xác người, máu túa ra đến đâu thì vòi xịt sẽ có nhiệm vụ rửa trôi đến đó. Đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn che dấu và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất gắt gao. Tuy nhiên diễn biến của sự kiện được truyền thông quốc tế đưa tin và những người dân ủng hộ dân chủ sẽ không bao giờ ngừng nhớ đến. 3) Đàn áp Pháp Luân Công Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa, được truyền ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992. Với những lợi ích sức khỏe và tinh thần, môn khí công này nhanh chóng được xã hội đón nhận. Chỉ trong vòng 7 năm ngắn ngủi, Pháp Luân Công đã thu hút hơn 100 triệu người theo Lý Hồng Chí - người sáng lập ra Pháp Luân Công. Con số 100 triệu người này là lớn hơn nhiều so với số lượng Đảng viên ĐCSTQ bấy giờ là 70 triệu người. Ảnh: Giang Trạch Dân Ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương thời, chỉ vì lòng ganh tỵ với Lý Hồng Chí có số lượng người theo nhiều hơn mình, đã sử dụng bộ máy truyền thông nhà nước bắt đầu vu khống với người dân ở Trung Quốc về môn tu luyện Chân Thiện Nhẫn này. Kể từ đó Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công, bằng các hình thức: Bắt bớ, tra tấn, đánh đập dã man, mổ sống lấy nội tạng, để ép họ từ bỏ niềm tin của mình. Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố kết luận điều tra cho thấy ước tính có hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng. 4) Đường Lưỡi Bò Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn. Mở đầu trong hành động khiêu khích với các nước cùng tranh chấp, chính quyền Bắc Kinh đã mang dàn khoan HD 981 để khai thác dầu khí trên ngay thềm lục địa Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, nước này còn cho tàu quân sự đâm chìm nhiều tàu cá của các nước trong khu vực. Tình trạng căng thẳng còn leo thang hơn nữa khi Bắc Kinh xây lắp các công trình quân sự trên các quần đảo có tranh chấp cũng như ngang nhiên thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Vào ngày 12/7 vừa qua, Tòa án quốc tế La Hay đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh về đường lưỡi bò và yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ chấp hành. Tuy nhiên chính quyền nước này lại kiên quyết phản đối và tiếp tục cho các hạm đội tàu tiến vào vùng biển có tranh chấp. Chính những hành động ngang ngược về chủ quyền và lãnh thổ, chính quyền Trung Quốc bị người dân trên toàn thế giới lên án gay gắt.
Nhật ký của lacloai83
lacloai83 viết vào ngày 22.09.2016
4 tội ác tiêu biểu của Trung Quốc bị cả thế giới lên án hơn nửa thế kỉ qua
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?
Liên kết
User Online
Có 116 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 116 khách
Lịch sử bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Nó được phủ bóng với mật độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược (từ Trung Quốc) và chống xâm lược (từ Việt Nam), với một tần suất mà không có bất kỳ trường hợp nào khác có thể so sánh.
Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người Việt phai chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc.
- Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được hưởng hoà bình ít năm.
- Năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống.
- Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13.
- Từ 1258 đến 1288, trong ngắn ngủi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam.
- Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng.
- Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
- Năm năm sau đó, 30 vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui, tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa.
- Năm 2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.
Có thể nói, ý đồ Nam tiến của Trung Quốc, chưa bao giờ phai nhạt trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Đây là một mục tiêu xuyên suốt và luôn được kế thừa bởi mọi triều đại nắm quyền tại Bắc Kinh. Ở đây có một liên tưởng lịch sử khá khôi hài là Trung Quốc nhiều lần lớn tiếng đòi Nhật Bản phải hối lỗi về quá khứ xâm lăng trong thế chiến thứ hai. Nhật chiếm đóng Trung Quốc đến nay chỉ duy nhất có một lần. Trong khi nếu nhìn vào mật độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược Trung Quốc tiến hành với Việt Nam, có thể nói đất nước có ít tư cách đòi hỏi người khác phải hối lỗi vì chiến tranh xâm lăng nhất chính là Trung Quốc.
Hầu hết các nước châu Á sống cạnh Trung Quốc đều đối mặt với nguy cơ bị xâm lược. Họ chỉ thoát khỏi bóng ma ám ảnh này khi thật sự mạnh lên và thành công trong tiến trình hội nhập với nền văn minh phương tây. Ngày nay, dù phải đối mặt với một vài nguy cơ xung đột về lãnh hải, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đều khá an toàn với niềm lực kinh tế hùng hậu và những mối quan hệ đồng minh thân thiết giúp đảm bảo an ninh. Ngược lại, quốc gia đang đứng trước nguy cơ bị xâm lăng (về lãnh thổ) và thôn tính (về mặt kinh tế) nặng nề nhất tại Á Châu chính là Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ tương lai của người dân Việt Nam bị đe dọa và thách thức như hiện nay, khi trên biển giàn khoan và hạm đội Trung Quốc đang ngày một tiến sâu vào lãnh hải Việt Nam, còn về mặt kinh tế, Trung Quốc gần như đã biến Việt Nam thành một nền kinh tế phái sinh, lệ thuộc nặng nề và trở thành một công cụ giúp Trung Quốc gia tăng trên 20 tỷ USD thương mại hàng năm.
Trong những ngày gần đây, có lẽ thứ đang được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam, là hai câu hỏi: Làm sao để Trung Quốc rút giàn khoan? Và làm sao thoát Khựa?
Nếu câu hỏi thứ nhất là dễ trả lời bởi kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ rút trước mùa bão năm nay. Nhưng chúng sẽ quay lại, đông hơn, mạnh hơn nếu người Việt không trả lời được câu hỏi thứ hai: Làm sao thoát Khựa? Thoát về kinh tế, thoát về ngoại giao, thoát về bản sắc văn hoá, thoát về chính trị và đương nhiên mạnh mẽ về quân sự để tự bảo vệ được mình.
Có khá nhiều ý kiến và tranh luận sôi nổi của giới trí thức Việt Nam, những người có tầm nhìn xa, về các giải pháp để thoát dần khỏi sự lệ thuộc kinh tế, về các cải cách cần thiết về các mối liên minh chính trị, quân sự, ngoại giao tiềm năng... Lối thoát duy nhất, là những cải cách cần thiết để Việt Nam thoát Khựa thành công, là sự gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá với Nhật, Mỹ và Phương Tây.
Nếu có điều gì người Việt cần phải làm trong thời khắc sống còn này, chính là làm mọi điều có thể để biến cái mong muốn đó thành hiện thực.
người trung quốc chúng tao là những con cẩu , con cóc mắt lồi đội lốt người :))
- Bà Triệu ẩu húy là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226), tại quận Cửu Chân (Yên Định ngày nay). Năm 248, Bà Triệu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dậnn - thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo sử sách, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì phải lui về xã Bồ Điền và cùng đường tự tử. Khi ấy, Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Cũng giống Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh quyết không để bị khuất phục.
"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Câu nói bất hủ của người con gái anh hùng của dân tộc Việt đã tỏ chí khí mà ngàn sau dân Việt mãi còn kính phục.
- Trần Bình Trọng (1259-1295) vốn là họ Lê, dòng dõi Lê Đại Hành. Tổ phụ làm quan cho nhà Trần, có nhiều công trạng, nên được mang họ vua.
Năm 1285, quân Nguyên Mông sang xâm chiếm Đại Việt, ông được giao coi giữ thiên trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Khi giặc đánh xuống, vì lực lượng yếu, Trần Bình Trọng bị bắt, Lý Hằng sai giải lại cho Thoát Hoan. Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì là sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng, liền tiếp đãi rất tử tế, mời ăn uống hẳn hoi. Nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Hoan lại hỏi: "Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?".
Bình Trọng trả lời: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt
thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi".
Thoát Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng, nhưng vì có ý mến phục, cũng không nỡ giết, cho giải theo quân. Được mấy hôm, lại sợ Bình Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Trần Bình Trọng bấy giờ mới 26 tuổi.
:)
Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh trở về Phú Xuân, đem Vua tôi nhà Tây Sơn ra báo thù. Tất cả các võ tướng đều bị tử hình, Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác bị voi chà, người trảm quyết. Riêng đối với Bùi Thị Xuân, Nguyễn Phúc Ánh dùng hình phạt khốc liệt nhất quán cổ kim.
Trước đó, Nguyễn Phúc Ánh từng hỏi Bùi Thị Xuân "có muốn xin ân xá không?", thì nữ kiệt đáp: "Ta đâu sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế?". Nguyễn Phúc Ánh căm gan, dằn từng tiếng: "Không chịu nhục? Ta sẽ làm cho mi biết nhục" và truyền lệnh: "đem Bùi Thị Xuân về Bình Định, cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa đẩy đi khắp các nơi thị tứ".
Khi Bùi Thị Xuân bị giải về Phú Xuân, Nguyễn Phúc Ánh hỏi: "Đã biết nhục chưa?", nữ kiệt đáp: "Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính đổ lên đầu nhà ngươi, con người tánh độc hơn sài lang, lòng nhớp hơn cẩu trệ".
Nguyễn Phúc Ánh tức giận, truyền bắt mấy người con của Bùi Thị Xuân đem ra giết trước mặt. Mấy người con nhỏ thì sai lực sĩ bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy voi đến, người con gái hoảng sợ kêu lên: "Mẹ ơi! Cứu con với!". Nữ kiệt hét lớn: "Con nhà tướng không được khiếp nhược".
Người con gái liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên rỉ...