Nhật ký của gaugau
gaugau viết vào ngày 07.07.2012
Ông chú lừa đảo và ông bác mù
Một sự việc bình thường nhưng với mình rất kỳ lạ đã xảy ra, đến giờ vẫn thấy vừa buồn cười vừa khó hiểu
Cửa xe bus bật mở ở trạm giữa đường Quang Trung, một ông chú trung niên bước lên, ông đội mũ tai bèo, chiếc áo sơ mi xanh cũ nhàu, quần lửng màu be ngang gối với đôi dép tổ ong không mấy gây ấn tượng mạnh, chỉ thấy đó là gương mặt có vẻ khổ sở pha nét chân chất nhà quê của người dân lao động nghèo.
Ông chú ngồi trước mình, móc trong túi quần xấp tiền lẻ nhăn nhó dúm dúi, ông cẩn thận rút từng tờ một trao tay cho thằng bé soát vé đen nhẻm đẹp trai. Họ xì xầm to nhỏ với nhau vài tiếng mà đã lạc lẫn đâu đó trong chiếc earphone của mình. Bất giác 2 người đàn ông ấy quay lại nhìn mình cười mỉm, cái nụ cười ấy có chút gì đó lạ lạ, kiểu cười của một người ỏn ẽn như muốn cầu xin điều gì đó lại như muốn quan sát thái độ của người nhận sự cầu xin
Ông chú mũ tai bèo cất tiếng gọi: "cháu ơi, chú thiếu tiền đi xe bus, cháu cho chú 1 ngàn lẻ được không"
Không quá khó để nhận biết người đàn ông khổ sở ấy muốn điều gì qua đôi môi mấp máy mặc chiếc earphone vẫn hoạt động, mình lục túi quần toan đưa tiền thì thằng bé soát vé quay lại nói: "đừng cho chị ơi, ổng lừa đảo đó", rồi nó lại cười cười, cái kiểu cười kỳ lạ mang vẻ dò xét.
Đôi chút khựng lại, tay mình rời khỏi túi, đưa mắt nhìn người đàn ông rồi lai nhìn thằng bé soát vé, mình liếc vội ra cửa sổ để lảng tránh ánh nhìn tội nghiệp của ông chú.
Thật nực cười, chỉ vậy thôi mà hàng loạt suy nghĩ đối chọi nhau đã vang lên trong đầu mình: có nên đưa tiền không nhỉ, thằng bé soát vé đã nói vậy tức nó hiểu rõ người đàn ông này, có thể ông ta đã nhiều lần lên bus, vờ hết tiền để lừa những đứa cả tin như mình. Nhưng mà chỉ mượn 1 ngàn thôi, số tiền ấy với mình chẳng là bao nhưng có thể là cả vấn đề với một ai đó, chỉ 1 ngàn thôi mà...
Gương mặt người đàn ông ấy kỳ lạ đến khó hiểu, gương mặt sầu thảm nhưng ánh nhìn lại lộ vẻ tinh quái cùng nụ cười như kiểu: "à, cô bé, để xem cô có giúp đỡ ta không nhỉ..."
Ánh mặt và nụ cười của ông chú ấy lại làm mình bận lòng, lục túi quần ra tờ 1 ngàn nhăn nhó, mình vuốt lại thằng thớm và đưa bằng 2 tay cho người lớn tuổi: "thôi chú cầm đi ạ, nếu chú thật sự cần ạ"
Gương mặt sáng rỡ đến tội nghiệp nhưng lại đi kèm với nụ cười tinh quái khó hiểu trên gương mặt ông ta.
Phải, mình đã đưa 1 ngàn để mua lấy sự yên ổn cho bản thân, đâu đó mình nghe tiếng những người khác xung quanh xầm xì: "nhỏ này ngu ghê, bị lừa rồi". Mặc kệ, mình chỉ không muốn vì để không bị mắc lừa mà mang trong lòng tâm trạng ấm ứ và ray rứt bởi không biết đâu là đúng, chỉ cần làm điều bản thân mình muốn.
Chiếc xe dừng trạm và đón khách, một ông bác loạng choạng bước lên, ông mặc áo sơ mi sọc cũ mềm bỏ ngoài quần tây, đeo túi nhỏ màu đen và xách bịch ni lông có vẻ rất nặng, tóc ông hoa râm, gương mặt điểm nếp thời gian với chiếc kính râm to sụ, không khó để nhận ra đó là một người khiếm thị
Ông bác đứng tần ngần, dựa thân người to nặng vào chiếc cột nhỏ, cố gắng định hướng tìm lối đi cho mình. Không một ai gần đấy giúp đỡ ông, những người thanh niên trẻ tuổi, họ bận nhắn tin điện thoại, họ bận ngó lơ đâu đó, họ bận giả vờ không thấy cảnh này. Cười mỉm ngao ngán, mình toan đứng dậy giúp ông bác mù thì bất ngờ ông chú mũ tai bèo đã nhanh nhẹn bước ra và rất gọn ghẽ, ông đỡ bác khiếm thị vào hàng ghế trống gần nhất.
Với khẩu trang và tai nghe để cố ngăn cách bản thân khỏi bất kỳ ai và bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh, mình ngời lặng lẽ quan sát họ. Mình cứ lặng nhìn, lặng ngắm ông bác mù ngồi tựa ghế và ông chú 1 ngàn với ánh mắt kỳ lạ.
Đột nhiên, ông chú 1 ngàn tiến về phía mình, ông ta đề nghị được ngồi cạnh mình, rồi ông lặng lẽ rút túi quần, đống tiền nhăn nhó nhàu nát, ông đưa 1 ngàn cho mình và nói: "cháu ơi, chú trả lại cháu nè, chú ko dùng nữa đâu"
Mình đã không nhận lại 1 ngàn đó: "Chú cứ cầm đi ạ, chắc chú cần nó hơn cháu, cháu không nhận lại đâu"
Ông ta lại nở cái nụ cười khó hiểu ấy, nụ cười mang tính phán xét và khuyên bảo: "Cháu ơi, lần sau đừng cho tiền như vầy nữa nhé, với bất kỳ ai và cả chú, nhớ nhé"
Rồi ông chú bước đi...
Thật kì lạ...
Xe đến Bến Thành, những con người trẻ tuổi vội vàng chạy xuống xe, ông bác mù vẫn tựa ghế, cặp kính đen làm ta khó hiểu ông đang chờ đợi điều gì, có thể là đợi chờ ai đó tới và nói với ông rằng đã đến nơi cần đến. Thế nhưng, không một ai trong những người thanh niên ấy, họ đi nhanh quá...
Là người sau cùng, mình tiến đến và đề nghị giúp bác khiếm thị xuống bến. Dắt tay bác qua đường, đây là lần đầu tiên mình giúp đỡ một người mù, cảm giác được rằng họ trông cậy mọi thứ vào mình, mình cảm thấy mình to mồm hơn bao giờ hết: "Bác ơi có bục, bác bước xuống nha, qua bên phải bác ơi, chậm lại chậm lại, có xe lớn, coi chừng vũng nước, bác đi tuyến nào nữa, con giúp bác bắt tiếp, tuyết 46 về Mễ Cốc hả bác, đây rồi, bác từ từ, con đưa bác lên xe, bác ngồi cho chắc nhé... "
"cảm ơn cô, cảm ơn cô..."
Trên chiếc wave alpha cũ mèm bon bon về nhà, mình cảm thấy hôm nay vừa kì lạ vừa ý nghĩa, có phải mình được thưởng vì đã làm việc tốt không, khi mà tất cả các đèn giao thông đều nhảy sang xanh khi xe mình trề tới...
Có vài hạt mưa nhẹ rơi....
Cửa xe bus bật mở ở trạm giữa đường Quang Trung, một ông chú trung niên bước lên, ông đội mũ tai bèo, chiếc áo sơ mi xanh cũ nhàu, quần lửng màu be ngang gối với đôi dép tổ ong không mấy gây ấn tượng mạnh, chỉ thấy đó là gương mặt có vẻ khổ sở pha nét chân chất nhà quê của người dân lao động nghèo.
Ông chú ngồi trước mình, móc trong túi quần xấp tiền lẻ nhăn nhó dúm dúi, ông cẩn thận rút từng tờ một trao tay cho thằng bé soát vé đen nhẻm đẹp trai. Họ xì xầm to nhỏ với nhau vài tiếng mà đã lạc lẫn đâu đó trong chiếc earphone của mình. Bất giác 2 người đàn ông ấy quay lại nhìn mình cười mỉm, cái nụ cười ấy có chút gì đó lạ lạ, kiểu cười của một người ỏn ẽn như muốn cầu xin điều gì đó lại như muốn quan sát thái độ của người nhận sự cầu xin
Ông chú mũ tai bèo cất tiếng gọi: "cháu ơi, chú thiếu tiền đi xe bus, cháu cho chú 1 ngàn lẻ được không"
Không quá khó để nhận biết người đàn ông khổ sở ấy muốn điều gì qua đôi môi mấp máy mặc chiếc earphone vẫn hoạt động, mình lục túi quần toan đưa tiền thì thằng bé soát vé quay lại nói: "đừng cho chị ơi, ổng lừa đảo đó", rồi nó lại cười cười, cái kiểu cười kỳ lạ mang vẻ dò xét.
Đôi chút khựng lại, tay mình rời khỏi túi, đưa mắt nhìn người đàn ông rồi lai nhìn thằng bé soát vé, mình liếc vội ra cửa sổ để lảng tránh ánh nhìn tội nghiệp của ông chú.
Thật nực cười, chỉ vậy thôi mà hàng loạt suy nghĩ đối chọi nhau đã vang lên trong đầu mình: có nên đưa tiền không nhỉ, thằng bé soát vé đã nói vậy tức nó hiểu rõ người đàn ông này, có thể ông ta đã nhiều lần lên bus, vờ hết tiền để lừa những đứa cả tin như mình. Nhưng mà chỉ mượn 1 ngàn thôi, số tiền ấy với mình chẳng là bao nhưng có thể là cả vấn đề với một ai đó, chỉ 1 ngàn thôi mà...
Gương mặt người đàn ông ấy kỳ lạ đến khó hiểu, gương mặt sầu thảm nhưng ánh nhìn lại lộ vẻ tinh quái cùng nụ cười như kiểu: "à, cô bé, để xem cô có giúp đỡ ta không nhỉ..."
Ánh mặt và nụ cười của ông chú ấy lại làm mình bận lòng, lục túi quần ra tờ 1 ngàn nhăn nhó, mình vuốt lại thằng thớm và đưa bằng 2 tay cho người lớn tuổi: "thôi chú cầm đi ạ, nếu chú thật sự cần ạ"
Gương mặt sáng rỡ đến tội nghiệp nhưng lại đi kèm với nụ cười tinh quái khó hiểu trên gương mặt ông ta.
Phải, mình đã đưa 1 ngàn để mua lấy sự yên ổn cho bản thân, đâu đó mình nghe tiếng những người khác xung quanh xầm xì: "nhỏ này ngu ghê, bị lừa rồi". Mặc kệ, mình chỉ không muốn vì để không bị mắc lừa mà mang trong lòng tâm trạng ấm ứ và ray rứt bởi không biết đâu là đúng, chỉ cần làm điều bản thân mình muốn.
Chiếc xe dừng trạm và đón khách, một ông bác loạng choạng bước lên, ông mặc áo sơ mi sọc cũ mềm bỏ ngoài quần tây, đeo túi nhỏ màu đen và xách bịch ni lông có vẻ rất nặng, tóc ông hoa râm, gương mặt điểm nếp thời gian với chiếc kính râm to sụ, không khó để nhận ra đó là một người khiếm thị
Ông bác đứng tần ngần, dựa thân người to nặng vào chiếc cột nhỏ, cố gắng định hướng tìm lối đi cho mình. Không một ai gần đấy giúp đỡ ông, những người thanh niên trẻ tuổi, họ bận nhắn tin điện thoại, họ bận ngó lơ đâu đó, họ bận giả vờ không thấy cảnh này. Cười mỉm ngao ngán, mình toan đứng dậy giúp ông bác mù thì bất ngờ ông chú mũ tai bèo đã nhanh nhẹn bước ra và rất gọn ghẽ, ông đỡ bác khiếm thị vào hàng ghế trống gần nhất.
Với khẩu trang và tai nghe để cố ngăn cách bản thân khỏi bất kỳ ai và bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh, mình ngời lặng lẽ quan sát họ. Mình cứ lặng nhìn, lặng ngắm ông bác mù ngồi tựa ghế và ông chú 1 ngàn với ánh mắt kỳ lạ.
Đột nhiên, ông chú 1 ngàn tiến về phía mình, ông ta đề nghị được ngồi cạnh mình, rồi ông lặng lẽ rút túi quần, đống tiền nhăn nhó nhàu nát, ông đưa 1 ngàn cho mình và nói: "cháu ơi, chú trả lại cháu nè, chú ko dùng nữa đâu"
Mình đã không nhận lại 1 ngàn đó: "Chú cứ cầm đi ạ, chắc chú cần nó hơn cháu, cháu không nhận lại đâu"
Ông ta lại nở cái nụ cười khó hiểu ấy, nụ cười mang tính phán xét và khuyên bảo: "Cháu ơi, lần sau đừng cho tiền như vầy nữa nhé, với bất kỳ ai và cả chú, nhớ nhé"
Rồi ông chú bước đi...
Thật kì lạ...
Xe đến Bến Thành, những con người trẻ tuổi vội vàng chạy xuống xe, ông bác mù vẫn tựa ghế, cặp kính đen làm ta khó hiểu ông đang chờ đợi điều gì, có thể là đợi chờ ai đó tới và nói với ông rằng đã đến nơi cần đến. Thế nhưng, không một ai trong những người thanh niên ấy, họ đi nhanh quá...
Là người sau cùng, mình tiến đến và đề nghị giúp bác khiếm thị xuống bến. Dắt tay bác qua đường, đây là lần đầu tiên mình giúp đỡ một người mù, cảm giác được rằng họ trông cậy mọi thứ vào mình, mình cảm thấy mình to mồm hơn bao giờ hết: "Bác ơi có bục, bác bước xuống nha, qua bên phải bác ơi, chậm lại chậm lại, có xe lớn, coi chừng vũng nước, bác đi tuyến nào nữa, con giúp bác bắt tiếp, tuyết 46 về Mễ Cốc hả bác, đây rồi, bác từ từ, con đưa bác lên xe, bác ngồi cho chắc nhé... "
"cảm ơn cô, cảm ơn cô..."
Trên chiếc wave alpha cũ mèm bon bon về nhà, mình cảm thấy hôm nay vừa kì lạ vừa ý nghĩa, có phải mình được thưởng vì đã làm việc tốt không, khi mà tất cả các đèn giao thông đều nhảy sang xanh khi xe mình trề tới...
Có vài hạt mưa nhẹ rơi....
Cảm nhận
Chưa có cảm nhận.
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký