Chỉ vì cho rằng mình làm bài thi ĐH chưa tốt, Trịnh Công Sỹ - học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) - đã tìm đến cái chết. Sự ra đi quá đột ngột của cậu học sinh mới tròn 18 tuổi khiến cha mẹ, bạn bè, thầy cô... không thể tin điều đó là sự thật.
Ngày 14-7, chúng tôi tìm đến nhà Trịnh Công Sỹ ở vùng quê nghèo thôn Phú Lâm Tây (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi). Trong ngôi nhà nhỏ, tấm di ảnh với chiếc áo trắng vẫn còn in tên Trường THPT chuyên Lê Khiết của Trịnh Công Sỹ (học sinh lớp 12 chuyên toán) được đặt trên bàn thờ nghi ngút khói hương.
Lam lũ nuôi con
Bà Lê Thị Tuyết, mẹ Sỹ, nằm rũ rượi ngay dưới bàn thờ con. Bà không nói nổi nên lời. Dù đã an táng Sỹ từ hôm 13-7 nhưng vẫn còn rất đông bạn bè, xóm giềng đến để hương khói cho cậu học trò vắn số và chia sẻ nỗi đau với cha mẹ Sỹ. Ông Trịnh Vang, cha Sỹ, nghẹn ngào: “Vợ chồng tui lam lũ, tằn tiện nuôi hai anh em nó ăn học chỉ với mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Cả hai đứa đều là niềm tự hào của vợ chồng tui. Vậy mà...”.
Dù vất vả nhưng hai anh em Sỹ đều học giỏi và ngoan hiền có tiếng ở cả vùng này. Anh trai Sỹ là Trịnh Công Tiến đang là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, còn Sỹ nhiều năm liền là học sinh giỏi. Hàng xóm cho biết thêm Sỹ là học sinh đầu tiên của năm xã ở phía trong đèo Eo Gió đậu vào Trường chuyên Lê Khiết nổi tiếng.
Theo anh trai Sỹ, sáng 11-7 Sỹ còn rủ anh thăm ông bà nội và chú Út. “Tui biết từ khi nó đi thi về có vẻ buồn nên hỏi cháu để chia sẻ động viên. Ban đầu phải nói chuyện bóng đá rồi dần dần mới chuyển sang chuyện thi ĐH. Cháu nói đề khối B rất dễ nhưng không hiểu vì sao vào phòng thi làm không được nên buồn lắm” - chú Út tâm sự.
“Không dám đối diện với ngày mai”
Đến trưa 11-7, sau khi dọn cơm xong, Tiến gọi điện cho Sỹ về ăn cơm với gia đình thì Sỹ nói đang đi thăm các bạn. “Nhưng thật ra lúc đó Sỹ đã ôm và chia tay hai người bạn thân để đi ra rẫy” - Tiến kể. Tại đây, Sỹ lấy điện thoại nhắn tin vĩnh biệt cho các bạn ở lớp 12 toán (với tên gọi T92).
Sau đó, Sỹ đã uống thuốc rầy để tự vẫn. Quá trưa, cảm thấy có điều chẳng lành, người nhà và cả thôn Phú Lâm Tây đổ đi tìm Sỹ. Nhưng mãi đến gần 7g sáng 12-7 mới tìm thấy thi thể của Sỹ. Bà Tuyết nghẹn ngào: “Từ khi học trường chuyên nó phải xa gia đình xuống thị xã học, thi thoảng lại đạp xe về nhà lấy gạo để ăn. Vậy mà...”.
Sau khi an táng xong, cả gia đình mới mở điện thoại và đọc được những dòng “thư tuyệt mệnh” gửi cho cha mẹ: “...Khi đọc được những tin nhắn này thì có lẽ con đã đi về thế giới khác, không giọng nói, không tiếng cười... Cuộc sống của con vốn chẳng có niềm vui giờ lại rớt ĐH nữa, con không dám đối diện với ngày mai. Con xin lỗi...”. Ngoại của Sỹ cũng chỉ biết lẩm nhẩm trong đau đớn: “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống...”.
Là cô chủ nhiệm Trịnh Công Sỹ trong hai năm học (11 và 12 lớp chuyên toán), cô Võ Thị Dung rất hiểu tính tình và học lực của Sỹ. Cô cho biết: “Sỹ là học sinh ngoan hiền và học giỏi lắm. Tuy ít nói nhưng Sỹ rất sôi nổi trong các hoạt động của lớp. Em không chỉ được bạn bè quý trọng mà thầy cô ai cũng yêu mến”.
“Em dại quá Sỹ ơi!”
Hôm nhận được tin Sỹ tự tử, cô Dung thật sự bị sốc nặng. Và thậm chí đến giờ cô vẫn không hiểu tại sao Sỹ lại hành động một cách nông nổi như vậy. “Một học trò ngoan hiền, năng nổ và nhiều nhiệt huyết như Sỹ thì sao có thể hành động như vậy. Em dại quá Sỹ ơi!” - cô Dung đau xót thốt lên.
Lê Nam, bạn thân từ những năm học cấp II và cũng là bạn học lớp chuyên toán của Sỹ, cho biết là học sinh chuyên toán nhưng Sỹ học giỏi toàn diện. Năm nay, Sỹ thi vào hai khối A và B nhưng nguyện vọng lớn nhất của Sỹ là thi khối B vào ngành bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Y dược TP.HCM. Hôm thi xong khối A, Sỹ có gọi điện nói là làm bài tốt. Thế nhưng sau khi thi xong khối B, chắc do làm bài không như ý nên Sỹ hơi buồn.
Trước khi Sỹ mất, Nam có nhận được tin nhắn của Sỹ với nội dung “vĩnh biệt T92”. Thấy Sỹ nhắn tin lạ, Nam gọi lại thắc mắc thì Sỹ bảo không có gì, chỉ nói đùa thôi. Rồi Sỹ nói làm bài thi không tốt, giọng rất buồn. “Làm bài không tốt với một học sinh giỏi thì ai mà không buồn. Chắc Sỹ cũng chỉ buồn thôi chứ tụi em đâu ngờ sau đó bạn lại tìm đến cái chết” - Nam buồn bã nói.
Thầy Trần Đình Vợi - phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Khiết - cho biết: “Tin em Trịnh Công Sỹ tự tử chết vì làm bài thi không tốt đã khiến cho tất cả đều bị sốc. Bởi từ trước đến nay chưa bao giờ có trường hợp như thế xảy ra. Theo các giáo viên, em Sỹ học giỏi và ngoan hiền, nhưng không hiểu sao lại chịu áp lực như thế. Nhiều em của trường cũng chịu áp lực rất lớn khi thi vào các trường đại học có tiếng trong nước. Có em năm đầu thi không đỗ nhưng vẫn quyết tâm thi lại năm sau. Đến giờ thì thật sự trường chúng tôi vẫn không thể nào tin vào tai mình nữa”.
Tự tử ngay trước ngày thi
Ngay trước ngày diễn ra đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ 2010, N.T.H. - một học sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - đã tìm đến cái chết bằng một chai thuốc diệt cỏ. Được đưa đi cấp cứu nhưng quá muộn nên 10 ngày sau em đã qua đời. Sáng 14-7, thầy Nguyễn Duy Trinh, hiệu trưởng Trường THPT Tân Hà, cho biết: “Tới bây giờ người nhà và nhà trường vẫn chưa xác định được nguyên nhân H. tìm đến cái chết. Có dư luận cho rằng em tự tử vì không thấy giấy báo thi ĐH nhưng nhà trường đã xác minh cho thấy H. không nộp hồ sơ thi ĐH tại trường”.
Tự tử vì thiếu 0,5 điểm
Ngay sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, L.H.P. ở ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm Hai, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, đã uống thuốc trừ sâu tự tử sau khi được bạn học báo tin rớt tốt nghiệp.
Thầy N.M.C. - giáo viên môn lịch sử của Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình, TP.HCM, nơi P. đăng ký dự thi - là người nói chuyện với P. trước khi em tự tử, kể lại: “Tối hôm đó P. gọi điện cho tôi với tâm trạng thất vọng vì đây là năm thứ hai em thi tốt nghiệp nhưng vẫn rớt. Trong đó môn lịch sử em làm rất tốt, tự chấm được 6 điểm nhưng kết quả chỉ có 3,5 điểm. Tôi đã an ủi và khuyên em bình tĩnh để phúc khảo bài thi môn sử, nhưng không ngờ ngay hôm sau đã nghe tin P. tự tử”. Hai tuần sau khi P. mất, kết quả phúc khảo cho thấy P. vừa đủ điểm đậu tốt nghiệp.
Ngay sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, L.H.P. ở ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm Hai, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, đã uống thuốc trừ sâu tự tử sau khi được bạn học báo tin rớt tốt nghiệp. Thầy N.M.C. - giáo viên môn lịch sử của Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình, TP.HCM, nơi P. đăng ký dự thi - là người nói chuyện với P. trước khi em tự tử, kể lại: “Tối hôm đó P. gọi điện cho tôi với tâm trạng thất vọng vì đây là năm thứ hai em thi tốt nghiệp nhưng vẫn rớt. Trong đó môn lịch sử em làm rất tốt, tự chấm được 6 điểm nhưng kết quả chỉ có 3,5 điểm. Tôi đã an ủi và khuyên em bình tĩnh để phúc khảo bài thi môn sử, nhưng không ngờ ngay hôm sau đã nghe tin P. tự tử”. Hai tuần sau khi P. mất, kết quả phúc khảo cho thấy P. vừa đủ điểm đậu tốt nghiệp.
Áp lực từ nhiều phía
Theo TS giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hiện tượng học sinh tự tử vì việc thi cử không như ý có nguyên nhân trực tiếp là chính bản thân học sinh tạo áp lực cho mình. “Các em tự xây dựng cho mình một hình ảnh tốt đẹp, mỹ mãn, học giỏi và luôn thành công. Các em tự hào về bản thân mình, được nhiều người xung quanh ca tụng. Đến khi gặp thất bại thì có cảm giác sụp đổ” - TS Hồng nói.
TS tâm lý Đinh Phương Duy đồng tình: “Áp lực từ bản thân học sinh bắt nguồn từ áp lực của những người xung quanh: ba mẹ, thầy cô yêu cầu con cái, học sinh của mình phải học giỏi, đi thi phải đỗ cao. Khi không đạt được điều đó, các em cảm thấy nhục nhã, cảm thấy có lỗi với người lớn”.
Đi tìm nguyên nhân sâu xa, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, trưởng khoa đô thị học ĐHQG TP.HCM, cho rằng: “Học sinh ngày nay chịu áp lực từ xã hội quá lớn, cụ thể là áp lực thi cử. Bằng mọi cách học sinh phải vào ĐH. Ngay cả các thể chế, thiết chế xã hội cũng thể hiện điều này”.
Bác sĩ Lê Bích Liên - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - phân tích: “Cách giáo dục học sinh phổ thông hiện nay quá thiên về kiến thức mà thiếu kỹ năng sống. Học sinh chỉ có một mối quan tâm duy nhất là học và học, nhiều em rất ngô nghê trong chuyện ứng xử xã hội. Muốn có bản lĩnh, học sinh phải có quá trình xây dựng và rèn luyện. Khi thất bại, học sinh không biết phải làm thế nào để đứng lên đi tiếp, tức là thiếu kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống”.
“Tôi đang hướng dẫn cho một học viên làm luận văn thạc sĩ. Tiến hành khảo sát với học sinh THPT: khi gặp khó khăn các em đối phó như thế nào. Thật bất ngờ, 40% số học sinh đã trả lời “khi gặp khó khăn thì tự mình chịu đựng chứ không tìm sự giúp đỡ của ai”. Con số này đáng để chúng ta phải suy nghĩ: tại sao các em không tin vào thầy cô, cha mẹ, bạn bè để trút bỏ nỗi lòng, để được hỗ trợ khi bế tắc?” - TS Đinh Phương Duy bộc bạch.
Theo TS Duy, một số bạn trẻ ngày nay có biểu hiện yếu đuối về tinh thần, không dám đối diện với sự thật của cuộc sống. Khi gặp chuyện không hay, các em chạy trốn bằng nhiều cách: bỏ lơ (ví dụ thi rớt thì sẽ không thèm thi lại), tự tử hoặc đổ thừa cho người khác. Từ những cách chạy trốn trên, một số em có những hành vi tự hủy hoại bản thân mình và xem đó như một sự trừng phạt. Khi buồn quá, cô đơn quá thì các em làm một điều gì đó chứ không ý thức được hết hậu quả của việc tự tử.
Bác sĩ Lê Bích Liên cảnh báo: “Tôi nghĩ khi tự tử các em không nghĩ đến người thân của mình, rồi đây cha mẹ, anh chị em mình... sẽ ra sao. Họ sẽ day dứt, đau khổ như thế nào”. TS Bích Hồng nói quan trọng là làm sao các em hiểu được rằng cuộc sống luôn có những điều không ngờ, vấp váp, thất bại là chuyện thường tình. Học sinh giỏi vẫn có thể thi rớt nếu sai sót trong lúc làm bài. Phải biết chấp nhận thất bại để cố gắng có những thành công sau này.
Thế nhưng, ai sẽ là người giúp học sinh nhận ra điều đó? “Không ai khác hơn các bậc làm cha làm mẹ. Hãy cố gắng đồng hành với con trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời con mình. Khi thi xong, thấy con buồn, thất vọng, cha mẹ phải trấn an ngay” - TS Bích Hồng đề nghị.
Theo TS giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hiện tượng học sinh tự tử vì việc thi cử không như ý có nguyên nhân trực tiếp là chính bản thân học sinh tạo áp lực cho mình. “Các em tự xây dựng cho mình một hình ảnh tốt đẹp, mỹ mãn, học giỏi và luôn thành công. Các em tự hào về bản thân mình, được nhiều người xung quanh ca tụng. Đến khi gặp thất bại thì có cảm giác sụp đổ” - TS Hồng nói. TS tâm lý Đinh Phương Duy đồng tình: “Áp lực từ bản thân học sinh bắt nguồn từ áp lực của những người xung quanh: ba mẹ, thầy cô yêu cầu con cái, học sinh của mình phải học giỏi, đi thi phải đỗ cao. Khi không đạt được điều đó, các em cảm thấy nhục nhã, cảm thấy có lỗi với người lớn”. Đi tìm nguyên nhân sâu xa, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, trưởng khoa đô thị học ĐHQG TP.HCM, cho rằng: “Học sinh ngày nay chịu áp lực từ xã hội quá lớn, cụ thể là áp lực thi cử. Bằng mọi cách học sinh phải vào ĐH. Ngay cả các thể chế, thiết chế xã hội cũng thể hiện điều này”. Bác sĩ Lê Bích Liên - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - phân tích: “Cách giáo dục học sinh phổ thông hiện nay quá thiên về kiến thức mà thiếu kỹ năng sống. Học sinh chỉ có một mối quan tâm duy nhất là học và học, nhiều em rất ngô nghê trong chuyện ứng xử xã hội. Muốn có bản lĩnh, học sinh phải có quá trình xây dựng và rèn luyện. Khi thất bại, học sinh không biết phải làm thế nào để đứng lên đi tiếp, tức là thiếu kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống”. “Tôi đang hướng dẫn cho một học viên làm luận văn thạc sĩ. Tiến hành khảo sát với học sinh THPT: khi gặp khó khăn các em đối phó như thế nào. Thật bất ngờ, 40% số học sinh đã trả lời “khi gặp khó khăn thì tự mình chịu đựng chứ không tìm sự giúp đỡ của ai”. Con số này đáng để chúng ta phải suy nghĩ: tại sao các em không tin vào thầy cô, cha mẹ, bạn bè để trút bỏ nỗi lòng, để được hỗ trợ khi bế tắc?” - TS Đinh Phương Duy bộc bạch. Theo TS Duy, một số bạn trẻ ngày nay có biểu hiện yếu đuối về tinh thần, không dám đối diện với sự thật của cuộc sống. Khi gặp chuyện không hay, các em chạy trốn bằng nhiều cách: bỏ lơ (ví dụ thi rớt thì sẽ không thèm thi lại), tự tử hoặc đổ thừa cho người khác. Từ những cách chạy trốn trên, một số em có những hành vi tự hủy hoại bản thân mình và xem đó như một sự trừng phạt. Khi buồn quá, cô đơn quá thì các em làm một điều gì đó chứ không ý thức được hết hậu quả của việc tự tử. Bác sĩ Lê Bích Liên cảnh báo: “Tôi nghĩ khi tự tử các em không nghĩ đến người thân của mình, rồi đây cha mẹ, anh chị em mình... sẽ ra sao. Họ sẽ day dứt, đau khổ như thế nào”. TS Bích Hồng nói quan trọng là làm sao các em hiểu được rằng cuộc sống luôn có những điều không ngờ, vấp váp, thất bại là chuyện thường tình. Học sinh giỏi vẫn có thể thi rớt nếu sai sót trong lúc làm bài. Phải biết chấp nhận thất bại để cố gắng có những thành công sau này. Thế nhưng, ai sẽ là người giúp học sinh nhận ra điều đó? “Không ai khác hơn các bậc làm cha làm mẹ. Hãy cố gắng đồng hành với con trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời con mình. Khi thi xong, thấy con buồn, thất vọng, cha mẹ phải trấn an ngay” - TS Bích Hồng đề nghị.
Theo Tuổi Trẻ
kẻ đầu bạc tiến kẻ đầu xanh..
thương con mình sao mà dại quá...
mẹ đó cha đây, lại ko nói
1 lần thất bại có fai hết đâu
đường còn dài tương lai còn rộng..
con ơi! ....
Chết không phải cách giải quyết cốt lõi vấn đề!
Dại quá!!!
Thật là đắng... đắng chát cho cả một thế hệ...