"Tết về lại nhớ quê xưa.ăn phong bánh đậu rưng rưng nhớ nhà"
Nguyên liệu để chế biến nên loại bánh đậu xanh thơm ngon béo bùi không phải khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn và tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn phải nghiên cứu để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh : Bánh từ lâu đã được đóng theo quy ổn định : 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi. Ngày xuân ngồi bên tách trà nóng , thưởng thức một khẩu bánh đậu xanh. Hương vị ngọt ngào của bánh kết hợp cùng vị chát của trà mới thấy cuộc sống này bình dị biết bao. Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Tôi yêu sự bình dị và hồn hậu từ những phong bánh nhỏ, yêu ý nghĩa của Bánh đậu mang lại và yêu chất quê trong mỗi phong bánh mỗi độ xuân về.Dù có đi đâu về đâu tôi vãn tự hào là người con của Hải Dương, với những nét văn hoá không thể thay thế từ vị bùi ngọt của khẩu bánh đậu hồn quê da diết.hãy cùng tôi về Hải Dương bạn nhé... Nhắc đến Hải Dương, người ta còn nhắc đến Vải thiều- Một đặc sản đã gắn liền với đất, người và lịch sử hàng ngàn năm của mảnh đất xứ Đông này .Cây vải tổ của vải Thiều được trồng tại thôn Thuý Lâm xã Thanh Sơn do cụ Hoàng Văn Cơm mang về. Người ta kể rằng Cụ Cơm nguyên là một người phục vụ tại một cửa hàng ăn ở tỉnh Quảng Ninh. Một hôm, có một du khách người Trung Quốc sau khi ăn cơm xong đã dùng tráng miệng bằng một loại quả (?) và khi rời khỏi quán ăn ông ta có để lại một vài quả. Cụ Cơm ăn thử thấy ngon quá, liền mang hạt về gieo ở vườn nhà và mọc lên được 3 cây. Trong 3 cây đó chỉ sống được 1 cây và cây đó vẫn tồn đến ngày nay (khoảng 150 tuổi). Vì vậy, xã Thanh Sơn được coi làn xã hạt nhân của vùng sản xuất vải Thiều. Do chất lượng quả vải đươc nhiều người ưa chuộng nên dần dần được nhân rộng ra các xã lân cận như xã Thanh Xá, xã Thanh khê. Trong giai đoạn HTX từ năm 1960-1970, hình thành các vườn cây đặc sản và sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, cây vải Thiêù được trồng trong vườn nhà của các xã Thanh sơn, Thanh Thuỷ, Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Xuân, Hợp Đức, Thanh Cường, Thanh Hồng, Thanh Bính, Trường Thành. Từ năm 1993, có chính sách địa phương chuyển đổi đất lúa sang trồng vải cây vải thiều được trồng và phát triển trên khắp các xã trong huyện. Căn cứ vào nguồn gốc lịch sử cây vải là những đặc tính đặc biệt của vải thiều Thanh hà, năm 1992 Trung ương hội làm vườn Việt Nam đã công nhận cây vải do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm- xã Thanh Sơn- huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương trồng là cây vải tổ của Việt Nam. Nếu một trưa hè oi ả, cầm một quả vải ngọt mọng chín đỏ ta mới cảm nhận vị ngọt từ múi vải cùi dày, hạt bé chính hiệu là vải thiều, vị ngọt sắc râm ran tạo sự hứng khởi.Ta sẽ cảm nhận được cả vị đất phù sa, vị dạt dào của tình người và thêm yêu quí hơn cái mảnh đất đã ươm mần cho thứ quả quê khó phai trong tiềm thức đến vậy...
|
Nhật ký của haiduong82
haiduong82 viết vào ngày 13.01.2010
Vài suy nghĩ về đặc sản Hải Dương xưa và nay
Cảm nhận
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký
Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?
Liên kết
User Online
Có 152 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 1 thành viên và 151 khách
Nhớ đó nha em phát biểu cảm tưởng, tiện thể một công đôi chuyện luôn đó là "quảng bá" thương hiệu Hải Dương quê anh cho nên Anh mang ơn em đó! (*_*)