Lưu bút của yuno1997
Do yuno1997 gởi ngày 08.10.2011
Lòng bao dung con người
Thứ sáu, 30/11/2007 07:40
Trong suy nghĩ của tôi khi post lên bài này để nói lên sự bao dung rộng lớn của con người trong ta. Khi ta biêt đời sống con người của chúng ta không bao giờ tự hào là mình không bao giờ phạm tội một lần. điều này như một phần một phần tất yếu của con người. Người đã đã từng nói " Con người sống trên đời không ai có thể hoàn hảo " Nếu đều này là nhất thì không còn gì để viết. Nhưng trong cuộc đời thườn nhật này biết bao điều chuyện làm nên lỗi lầm có được tha thứ hay biết nhận lỗi. hay không.
Xã hội này biết bao điều mà chúng ta thấy trước mắt trong đó mà chúng ta biết bao lần từng gặp trong xã hội đầy rẫy những bất công và những cuộc bon chen, đấu đá lẫn nhau trong xã hội này, không để sót một thủ đaạn nào đế đánh giục. Từ khi còn nhỏ lớn lên biết bao lần mình phải chống chọi với biết bao điều mà mình không mong muốn, hẹp hòi ích kỷ trong mỗi con người đấu đá tranh giành. Từ đó sinh ra những lỗi lầm mà tưởng chừng nhỏ bé ấy nhưng lỗi lầm sẽ theo ta suốt cuộc đời. Như vậy trong cuộc sống này chúng ta cũng phải biết khaon thứu cho nhâu và thông cảm lẫn nhau. Gần nhau và tạo niềm tin cho cuộc đời thêm tươi sáng. lý tưởng sống là phải biết yêu thương nhau tha thứ lẫn nhau.
Con người chỉ có thể phát triển tình thân mật với nhau bằng cách cảm thông nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau. Có thể đời sống con người mới gần nhau hơn và con người tự thấy tìm được cho mình một hình ảnh tưới sáng cho đời nhau.
Lòng khoan dung cũng nằm trong tư tưởng nhằm phát triển cảm thông và lòng yêu mến giữ con người và con người.
Ta biết thành công trong trường đời đều là những người mang lòng khoan dung đem cho khắp mọi người. Tìm sự gần gủi giữ mọi người.
Lòng bao dung giúp cho con người cảm thấy mến nhau nhiều hơn , thương mến tạo nên mối quan hệ vĩnh cữu.
Sự bao dung là một đức tính giúp cho con người tạo niềm tưin tưởng chung trong đời sống cộng đồng và phát huy sự yêu thương , tha thứ cho nhau trong mọi vấn đề, trong mọi hoàn cảnh mà chỉ có lòng độ lượng, khoan dung mới làm được mà thôi. Hãy mở rộng lòng khoan dung giữ con người.
Lòng khoan dung là sự nhân từ,độ lượng ,sự tha thứ cho lỗi lầm của con người .Người ta trong cả cuộc đời ai mà chẳng phạm lỗi lầm nào đó . Sự khoan dung ,tha thứ của XH, những người xung quanh giúp người phạm lỗi, có tội sửa chữa khuyết điểm . Giáo lý nhà Phật , kinh thánh của Đạo thiên chúa , đạo Hồi ...và ngay cả lương giáo đều luôn đề cao sự khoan dung tha thứ .Con chiên sau khi xưng tội là được gỡ bỏ tội lỗi,được Chúa tha thứ ..Trong xã hội cũng vậy , sự khoan dung thể hiện rất nhiều : giảm án cho người phạm tội cải tạo tốt , biểu dương những người có quá khứ xấu nay hoàn lương , làm lại cuộc đời,giảm hình phạt cho người có tội mà lập công chuộc tội....Lê Lợi Nguyễn Trãi sau khi thằng giặc Minh , đã mở hộ thề Đông Quan nối quan hệ hữu hảo với TQ, thề không xâm phạm lẫn nhau ,cấp lương thực ,phương tiện cho quân Minh trở về quê quán ... Khoan dung cũng là 1 biểu hiện của lòng nhân đạo , lòng thương đồng loại.... thể hiện sự quang minh chính đại ,sự rộng lượng ,hiếu khách ...Dân tộc Việt ta thể hiện đức tính này rất rõ ràng . Khoan dung cần có tính giáo dục: không phải cứ phạm tội mà ăn năn hối lỗi là được tha thứ , Có những lỗi lầm ,những tội ác cố tình cướp đi sinh mạng của con người ,phá huỷ tài sản của XH,gây tác hại trầm trọng chắc không đựợc hưởng sự khoan dung.Sự khoan dung cũng có giới hạn nhất định .Không thể khoan dung cho những tôị ác tày trời ,tội diệt chủng ( Hitle, Pôn Pốt ,Nerô ...) tội huỷ diệt loài người .Nếu sự khoan dung không giới hạn sẽ tạo điều kiện cho tội ác phát triển ,hoành hành ...sẽ là không công bằng với những nạn nhân của tội ác , của các thói xấu .... Trong cuộc sống thường ngày ,rất cần có sự khoan dung : khoan dung trong tình yêu , trong quan hệ vợ chồng ,quan hệ giữa cha mẹ với con cái ,giữa bạn bè với nhau ....giữa nhà nước với công dân. Nhưng muốn sự khoan dung có tác dụng tốt ,cần có các thể chế ,quy tắc ,luật pháp nghiêm khắc đi kèm để bảo vệ người tốt ,bảo vệ xã hội ,bảo vệ đạo đức ,thuần phong mỹ tục của chúng ta ... Sự khoan dung đúng mực mới có tác dụng tốt ...Rất mong bạn là người có lòng khoan dung...
KHOAN DUNG
(2 tiết)
1. Mục tiêu :
Học xong bài này, Hs có khả năng :
- Hiểu thế nào là khoan dung và ý nghĩa của khoan dung; nhận biết được những biểu hiện của lòng khoan dung.
- Biết tỏ thái độ khoan dung và thực hiện những việc làm thể hiện sự khoan dung.

2. Nội dung bài học :
- Khoan dung là sự hiểu biết và độ lượng với người khác và thế giới xung quanh mình; biết bỏ qua và tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm của người khác để duy trì sự hòa bình, hợp tác và thân thiện.
- Khoan dung còn là biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng của người khác, những dân tộc và đất nước khác.
- Nguyên nhân của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, ích kỷ và nỗi sợ hãi.
- “Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp”. Thái độ và những việc làm khoan dung sẽ giúp con ngừoi sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn.”

3. Tài liệu, phương tiện :
- Giấy các màu; băng dính giấy (hoặc giấy dính có keo sẵn)
- Giấy A0; bút dạ viết bảng
- Tư liệu về các nét văn hóa, phong tục dân tộc và tình huống sắm vai cắt rời (xem phần tư liệu)
- Một số trang phục, đồ dùng hóa trang đơn giản : khăn màu, hoa, váy áo thổ cẩm, mũ, giày các loại … (nếu có)

4. Hướng dẫn thực hiện :
* Họat động 1 : Động não – Thế nào là khoan dung ?
a) Mục tiêu : HS hiểu khái niệm cơ bản về khoan dung
b) Cách tiến hành :
Gv phát cho mỗi HS một mảnh giấy màu nhỏ hoặc giấy dính, đề nghị viết lên đó câu trả lời cho câu hỏi : ”Khoan dung là gì ?” , theo cách hiểu của bản thân mình. Lưu ý mỗi tấm bìa chỉ ghi một ý, ai có nhiểu ý có thể viết lên nhiều phiếu. HS có thể ghi bất cứ ý gì , không quan trọng chuyện đúng hay sai.
- Sau khi viết xong, từng HS cầm giấy lên dán lên bảng. Gọi 2 HS khác cùng với GV gộp các phiếu lại thành các nhóm dựa vào các ý trùng hợp hoặc gần giống nhau. (Cách khác : để HS lần lượt phát biểu các câu trả lời của mình). Đề nghị một số HS bổ sung thêm nếu các em thấy còn thiếu ý
- Gv tổng hợp các ý kiến của HS lên giấy lớn và bổ sung thêm để hình thành khái niệm tổng quát về khoan dung
c)Kết luận :
- Khoan dung là biết tha thứ, độ lượng với lỗi lầm, thiếu sót của người khác
- Khoan dung còn là sự hiểu biết về người khác, dân tộc khác để biết tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của họ về nhiều mặt (tính cách, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, ….), đồng thời nhận thức được vẻ đẹp của những sự khác biệt đó.

* Họat động 2 : Làm việc nhóm – Thể hiện sự khác biệt văn hóa đa dạng qua các họat động sáng tạo.
a) Mục tiêu : Hs nhận thức được khoan dung là chấp nhận, tôn trọng những sự khác biệt, sự đa dạng và nhận thức được vẻ đẹp của sự đa dạng đó.
b) Cách tiến hành :
- Chia HS thành 4-5 nhóm. Gv phát cho mỗi nhóm một mảnh giấy có nội dung nói về một nét phong tục, văn hóa nào đó của một dân tộc trên thế giới ( Tư liệu tham khảo cuối bài )
- Đề nghị từng nhóm thảo luận để cùng thể hiện bằng hành động cho cả lớp thấy về phong tục/nét văn hóa đó một cách sáng tạo sinh động nhất.
( GV có thể làm cho họat động sinh động hơn bằng cách : sau khi mỗi nhóm thể hiện xong, cả lớp cùng đoán xem nội dung của phong tục/nét văn hóa mà nhóm vừa thể hiện là gì . Ai đoán trúng sẽ nhận phần thưởng).
- Thảo luận lớp thông qua các câu hỏi :
+ Em thấy nét văn hóa/phong tục mà nhóm vừa thể hiện là gì ?
+ Em có cảm nghĩ gì khi xem xong họat động đó ?
+ Em có suy nghĩ gì khi xem xong tất cả các họat động mà các nhóm vừa thể hiện ?
c)Kết luận :
- Mỗi cộng đồng, dân tộc, đất nước đều có bản sắc văn hóa độc đáo và đáng tự hào của mình
- Biết chấp nhận, tôn trọng và cảm nhận được vẻ đẹp của sự khác biệt đó là những thái độ thể hiện sự khoan dung.

* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm – Những hành động thiếu khoan dung và nguyên nhân của chúng
a) Mục tiêu : HS nhận biết được trong xã hội vẫn tồn tại những thái độ, hành động thiếu khoan dung, và nguyên nhân sâu xa của nó
b) Cách tiến hành :
- GV đặt câu hỏi : Theo em những hành động nào có thể coi là hành động thể hiện sự thiếu khoan dung ?
- Gv cùng HS liệt kê lên giấy lớn các hành động đó
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được nhận một tình huống để cùng thảo luận, dựa vào các câu hỏi.
+ Trong tình huống đó, ai là người bị đối xử thiếu khoan dung ? Người đó sẽ cảm thấy như thế nào ?
Theo em nguyên nhân của sự thiếu khoan dung trong trường hợp đó là gì ?
c)Kết luận :
- Sự phân biệt đối xử, kỳ thị, cố chấp, sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn … đều là những biểu hiện của thiếu khoan dung.
- Những thái độ và hành vi thiếu khoan dung gây nên sự tổn thương cho người khác và làm cho mối quan hệ xấu đi.
- Nguyên nhân sâu xa của thíêu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, ích kỷ và nỗi sợ hãi.

* Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến – Các mệnh đề về khoan dung
a) Mục tiêu : Hs được bày tỏ thái độ về các ý kiến/quan điểm khác nhau liên quan đến giá trị khoan dung.
b) Cách tiến hành :
- GV viết sẵn vào ba tờ giấy khổ A0 các từ : Đồng ý, Không đồng ý, Phân vân; xếp các tờ giấy vào 3 vị trí khác nhau trước mặt mình.
- Hs đứng tập trung trước mặt Gv. Gv đọc to lần lượt từng mệnh đề; Hs bày tỏ sự đồng ý/không đồng ý/phân vân bằng cách di chuyển đến vị trí các tờ giấy lớn tương ứng.
- Sau mỗi mệnh đề, Gv hỏi một vài HS lý do tại sao các em chọn “đồng ý” hay “không đồng ý” hoặc “phân vân”. Để một khoảng thời gian cần thiết cho các ý kiến tranh luận.

Kết luận chung :
- Lòng khoan dung là một giá trị quan trọng không thể thiếu để kiến tạo một thế giới hòa bình, nơi con nguời cùng chung sống trong sự hiểu biết, hòa hợp và cùng phát triển.
- Những thái độ và việc làm khoan dung giúp cho cuộc sống bớt căng thẳng, các xung đột được giải quyết một cách hòa bình, và làm cho bầu không khí giữa con người trở nên thân thiện, cởi mở.

5. Hướng dẫn thực hành :
- Tìm trong văn học, lịch sử các câu chuyện hoặc các nhân vật / hình ảnh thể hiện lòng khoan dung, các câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung.
- Chia sẻ với bạn trong tổ và làm thành một bộ sưu tầm và giá trị “Khoan dung” của mỗi tổ.

6. Tư liệu tham khảo :
* Một số phong tục và nét văn hóa đa dạng của các dân tộc (họat động 2)
1. Thuật chiêm tinh rất được sùng bái ở đất nước Bhutan. Mọi nguời thường đến hỏi ý kiến các nhà chiêm tinh về thời gian nào là tốt nhất để gieo trồng vụ mùa, lấy vợ lấy chồng, hoặc trước một chuyến đi xa.
2. Ở Đan Mạch, lá quốc kỳ được treo như một sự trang trí trong ngày sinh nhật. Quốc kỳ sẽ được treo ở cửa sổ hoặc trên bờ tường rào nếu hôm đó là ngày sinh nhật của một người trong nhà. Vì thế chỉ cần nhìn là biết hôm đó nhà nào có sinh nhật.
3. Ở Thái Lan, ngày Tết cổ truyền rơi vào dịp giữa tháng Tư dương lịch, và đây thường là thời điểm nóng nhất trong năm ở Thái Lan. Mọi ngừoi chào đón Tết bằng cách vui vẻ té nước lên người nhau; và tục lệ này được cho là để xua đi những điều không may mắn của năm cũ.
4. Ở các nuớc Trung Đông, Ý, Tây Ban Nha, nam giới có thể bày tỏ cảm xúc với nhau ở nơi công cộng bằng cách ôm hôn nhau và hôn vào cả hai bên má.
5. Ngày đầu năm học ở Nga là một dịp lễ hội rất sôi động. Các ban nhạc chơi những bản nhạc vui vẻ, nhiều biểu ngữ lớn được treo khắp nơi; còn cha mẹ học sinh và hàng xóm của họ thì vui mừng đứng nhìn con em mình nô nức tiến vào cổng trường, tay mang những bó hoa lớn tặng thầy cô.
* Các tình huống thảo luận nhóm (họat động 3)
1. Ngừoi mẹ và cô con gái 12 tuổi đang ngồi chơi ở công viên. Một bà già ăn mày rách rưới và có vẻ rất mệt mỏi đến gần chìa tay ra xin. Cô con gái nhăn mặt lại, đòi mẹ xua bà già đi ngay vì sợ hôi hám và lây bệnh tật.
2. Lớp học mới có một bạn người dân tộc chuyển đến. Bạn chưa quen ai nên rất ít nói, và thường mặc váy thổ cẩm – trang phục hàng ngày của dân tộc mình – đi học, trong khi các bạn khác mặc quần áo bình thường. Nhiều bạn tỏ vẻ cười cợt và luôn trêu chọc, chế giễu mỗi khi bạn gái này đi qua.
3. H là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và mới trở về từ Trường Giáo dưỡng sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với H, vì “nó là đứa hư hỏng mất nết”.
4. Hai anh em nhà nọ thường xuyên xích mích, cãi cọ nhau vì chuyện phân công việc nhà. Anh trai cho rằng con gái thì phải làm hết việc nhà và không được kêu ca gì hết, còn cô em thì nói rằng vì anh lớn nên anh phải làm nhiều hơn em. Nhiều lần cãi cọ, cô em thường bị anh bạt tai và quát mắng là “đồ lười”.
5. Sau một thời gian theo con tàu lênh đênh trên biển cả, anh trai Tuấn trở về nhà có vẻ rất mệt mỏi, xanh xao. Cả nhà bàng hòang khi hay tin anh đã nhiễm HIV. Trừ Tuấn, tất cả mọi người trong gia đình đều tỏ vẻ xa lánh, tìm mọi cách tránh động chạm vào người anh, tránh trò chuyện với anh, ngay cả ngồi ăn cơm chung mọi người cũng tỏ vẻ miễn cưỡng. thậm chí các anh chị khác còn bàn nhau có lẽ phải thuê một căn nhà nhỏ cho anh ra ở riêng để “tránh lây nhiễm, và tai tiếng cho cả nhà”.
* Các mệnh đề cho hoạt động 4 :
- Khoan dung là chiều theo mọi yêu cầu của người khác một cách vô điều kiện.
- Khoan dung là biết cảm nhận được vẻ đẹp của những sự khác biệt về văn hóa, phong tục, thậm chí của những sự đối lập.
- Người biết đáng giá cao lòng tốt và thiện chí của ngừoi khác là người có lòng khoan dung.
- Đấu tranh vì lẽ phải và sự công bằng cũng là thể hiện sự khoan dung
- Khoan dung tức là né tránh mọi sự đấu tranh
- Ngừoi không bao giờ phản đối người khác là người khoan dung.
- Bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái là một biểu hiện của khoan dung
- Khoan dung là biết chấp nhận những điều không thuận lợi của cuộc sống để nỗ lực và tiếp tục vươn lên.
Truyền thống dân tộc là một dòng chảy liên tục cho đến tận hôm nay và chắc chắn còn đến cả mai sau. Ngay lúc này, đang có biết bao gia đình đang vui mừng nhận đứa con có quá khứ lỗi lầm trở về từ các trại giam sau đợt ân xá nhân ngày 2/9 hằng năm. Có tội thì phải chịu hình phạt nhưng chính sách của Đảng, Nhà nước ta mang cả tư tưởng truyền thống “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, cải tạo tốt thì được giảm án, được tha thứ trước thời hạn.

Cũng gần đây, một người bình thường như thầy giáo đại học Đặng Hữu Dũng ở TP. Hồ Chí Minh vì nói không với tiêu cực, vì chất lượng đào tạo mà đánh giá đúng trình độ qua điểm thi đã khiến sinh viên cũ Trần Xuân Thanh tạt axít vào thầy khiến thầy bị bỏng nặng gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận. Thế nhưng từ trên giường bệnh, với vết thương hành hạ đêm ngày, thầy vẫn xin cho học trò cũ: “Hãy cho cậu ấy một cơ hội nếu cậu ấy biết ăn năn hối hận”.

Lòng khoan dung của dân tộc ta bắt đầu từ niềm tin vào con người và hướng đến những điều tốt đẹp. Lòng khoan dung ấy như một tất yếu phát ra từ trái tim yêu thương mà không phải là một sự sắp xếp, tính toán cố tình. Không thể có một lòng khoan dung nếu bên cạnh nó thiếu sự thông cảm và suy nghĩ thấu lý đạt tình.

Cũng cách đây không lâu, phiên toà xử hai bị cáo Nguyễn Minh Mậu và Nguyễn Xuân Quý trong vụ đắm đò ở Quảng Bình làm 42 người thiệt mạng vừa kết thúc. Điều lạ trong phiên toà này là gia đình của 42 nạn nhân không chỉ khóc thương cho người thân xấu số mà còn khóc thương cả... bị cáo!

Những vành khăn tang đồng loạt xin toà giảm án và không hề đòi hỏi đền bù từ người gây ra nỗi đau cho họ. Phải có lòng khoan dung, tấm lòng độ lượng, yêu thương và cái nhìn sáng suốt thế nào mới có thể có thái độ như vậy.

Có người tay cầm di ảnh người đã khuất, tay kia đưa cho bị cáo lon nước, nhét vội vào bàn tay hai bị cáo dăm ba chục nghìn đồng nhàu nát. Họ nói: “Thấy thương hai anh em nhà Mậu, chúng cũng là nông dân hiền hoà, chẳng hại ai bao giờ, chẳng qua đó cũng là số xui, cả làng gánh lấy”.

Khoảng thời gian Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, cả hội trường như vỡ ra trong nước mắt. Người làng Quảng Hải vây quanh bị cáo, động viên Mậu và Quý cải tạo tốt để về với làng nước, cùng làm ăn trả nợ.

Không ai trách móc nặng lời với những bị cáo bởi họ thấy bị cáo không cố tình gây đau khổ cho mình và tình làng nghĩa xóm với nỗi thông cảm cảnh nghèo như nhau đã làm nên những giọt nước mắt và lòng khoan dung. Thế nhưng cũng chính từ lòng khoan dung ấy, những gia đình nạn nhân vụ đắm đò cùng lên tiếng đòi hỏi trách nhiệm liên đới của chính quyền địa phương!

Lòng khoan dung sinh ra từ nỗi cảm thông, lòng trắc ẩn, sự hiểu biết và tin vào điều tốt đẹp phía trước. Nỗi đau quằn quại trong chính mình cũng không thể xoá đi lý trí tỉnh táo khách quan và trái tim bao dung độ lượng. Và đấy cũng là sức mạnh để nhìn ra cái xấu, cái ác chưa bị phơi bày. Phải chăng đấy là sức mạnh của dân tộc để vượt qua mọi bão tố, thác ghềnh làm nên tâm hồn Việt, tính cách Việt, giang sơn Việt
Sóng không thể tự sinh ra mà chúng được hình thành từ những cơn gió từ trên mặt đại dương. Con người cũng thế, không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi một mình cả. Ngược lại, chúng ta phải sống hòa đồng trong sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng xã hội về mọi mặt. Đó là lý do mà thế giới cần tới sự khoan dung. Sự khoan dung cần thiết cho mọi mối quan hệ mà loài người trên thế giới này đã, đang và sẽ tiến hành. Điều quan trọng đối với mỗi con người không phải là những gì ta nhận được mà chính là những gì ta biết cho đi. Theo quan điểm của mỗi người, chúng ta nhìn nhận khác nhau về cuộc sống. Có người cho rằng nó là một cõi tạm .Và vì là cõi tạm nên ta cần khoan dung tha thứ để cuộc sống bớt chật hẹp ,nặng nề hơn . theo tôi ,dù cuộc sống có là cõi tạm hay không thì sự khoan dung luôn cần tồn tại .Sự khoan dung là tấm lòng vị tha khi người khác có lỗi , là thước đo cho một tâm hồn rộng lượng. Thế giới cần khoan dung để tránh sự chật hẹp ,mệt mỏi của cuộc đời và con người. Khoan dung là một từ chỉ cho hành động hiểu biết, cảm thông và tha thứ, không phải là một phẩm tính chỉ được dùng cho người khác, mà nó cần được dùng cho cả chính bản thân mình. Người có tâm hồn khoan dung là người độ lượng. Và người độ lượng thì sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, ít nhất là trong cuộc sống nội tâm.Thường do bản tính ích kỷ và tự phụ, người ta cho rằng, khoan dung là một phẩm tính của một người cao hơn ban cho người thấp hơn, hay của một người tốt ban cho một kẻ xấu. Nhưng dòng đời vô tận trôi chảy giữa bao nhiêu trái ngược, có khi kẻ bần cùng sát đất lại là người khoan dung cho những kẻ ngồi trên cao. Vì thế, khoan dung bao gồm nhiều góc độ khác nhau. Người khoan dung bao giờ cũng là người hiểu biết. Vì nếu không hiểu biết, người ta không thể khoan dung cho nhau.Và khi chúng ta khoan dung cho nhau có nghĩa là tự mình dẹp đi bao chướng ngại trong tâm hồn của mình và trước mắt mình. Ðấy là một trong những điểm quan trọng, cần thiết làm cho cuộc sống không căng thẳng. Ðồng thời, nó giúp chúng ta xóa bỏ những hận thù, những điều ganh tị không đáng kể trong lòng.Đằng sau sự khoan dung bao giờ cũng là sự thông cảm sâu sắc, một sự thông cảm cho chính mình và cho cả những người chung quanh mình. Bất kỳ lúc nào, ở đâu, hễ có sự khoan dung là có "nụ cười". Do đó, khoan dung cho kẻ khác cũng có nghiã là khoan dung cho chính mình,đấy là một đức tính cao thượng, không cố chấp và sẵn sàng tha thứ. Thực tế cho chúng ta thấy rằng, sự bức bách khó chịu của một tâm lý thường không những do tâm lý chính nó, mà còn do một đối tượng từ bên ngoài tác động vào trong quá trình giao tiếp. Và chính những điều khó quên nhất hay gây ấn tượng mạnh nhất là những gì được tác động vào từ bên ngoài và được gìn giữ ở bên trong. Như một lời chê bai, thời gian hiện hành của nó có thể chỉ thoáng qua trong chốc lát, nhưng thời gian nó được lưu giữ trong tâm hồn thì có thể kéo dài từ năm này sang năm kia và có khi được lưu giữ suốt cả một đời người. Ðó là biểu hiện của một sự cố chấp, một sự bám víu vào các ảnh tượng không thực của ngôn từ. Mặc dù người ta biết như thế, song chính con người lắm khi cũng chao đảo bởi các ảnh tượng héo hắt, nhưng rất kỳ lạ của ngôn từ. Vì biết rằng nó là không thực, nhưng mỗi khi nhớ lại và nhất là khi hình dung về một ký ức xa xôi, tác động của các ảnh tượng trong ngôn từ đã đem đến cho chúng ta một sự dao động phá tan mọi hiệp ước bình an trong lòng. Và cũng chính sự không thể hỉ xả đó đã biến thành các tì vết in hằn trong tâm thức. Nó sẽ không mất đi, mà một ngày nào đó, vào đoạn kết của cuộc đời, nó sẽ xuất hiện trở lại và cùng ra đi với chúng ta . Mặt khác, khoan dung, là một đức tính vị tha, do đó nó được xem như là một điều kiện cần thiết cho cuộc sống, là một món quà cứu độ cho kẻ tội lỗi, là một động lực bình an và tự tin, thúc đẩy con người vượt qua mọi thử thách gian truân, mọi sự bất lực trước mọi cám dỗ của dục vọng. Sống khoan dung cũng có nghiã là sống lương thiện, sống bố thí những của cải vô hình và kèm theo đó là nụ cười làm mát dịu cho cuộc đời con người, nó sẽ cứu vãn cuộc sống còn lại của chúng ta, như một liều thuốc hồi sinh, có thể lấy lại sức sống cho một sinh mạng đã chết. Nhưng khi khoan dung được xem là một việc thiện, thì người thực hành điều đó đã tự mình xây dựng lâu đài công đức cho chính mình, trong khi mình không phải mua thêm điều già cả, mà chỉ có bỏ bớt đi. F.Voltaire nói rằng : "Sự khoan dung là một vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp trong vũ trụ".Lòng khoan dung sinh ra từ nỗi cảm thông, lòng trắc ẩn, sự hiểu biết và tin vào điều tốt đẹp phía trước. Nỗi đau quằn quại trong chính mình cũng không thể xóa đi lý trí tỉnh táo khách quan và trái tim bao dung độ lượng. Và đấy cũng là sức mạnh để nhìn ra cái xấu, cái ác chưa bị phơi bày. Phải chăng đấy là sức mạnh của dân tộc để vượt qua mọi bão tố, thác ghềnh. Xin đừng chỉ nói về khoan dung mà hãy trải nghiệm thực sự lòng khoan dung mỗi khi có cơ hội. Ta sẽ mang hạnh phúc đến được với mọi người và có hạnh phúc cho mình nhờ biết sống khoan dung. Vì vậy cuộc sống này rất cần sự khoan dung, khoan dung là sự giải thoát cho chính tâm hồn của mình

Khoan dung là một đức tính tốt đẹp của con người, nó là một phạm trù hẹp của tha thứ.
Là luôn cảm thông và tha thứ cho một người khi người đó biết sai, nhận lỗi và biết sửa đổi.
Là người không ích kỉ, ko mang thù hận cá nhân trong lòng.
- Lợi ích cho ta: Tha thứ là khi ta đã loại đi trong đầu mình 1 mối bận tâm, phiền muộn. Làm cho đầu óc và lương tâm ta được thanh thản hơn. Hãy thử nghĩ đến những ngày đầu óc ta luôn phải chìm trong bao nhiêu là những sự bận tâm đến lỗi lầm của một người khác, suy nghĩ thật nhiều về nó, có thể sẽ là những điều đau khổ cho chúng ta. Vậy tại sao những lúc đó ta nghĩ đến một khía cạnh ẩn sâu trong đó là lòng khoan dung luôn ẩn chứa trong mỗi con người, tha thứ lỗi lầm khi người đó biết sai và sửa đổi. Sự tha thứ và cẩm thông luôn làm cho tâm hồn ta luôn nhje nhàng và cảm thấy nhẹ nhõm. Bớt đi một nỗi lo, một sự phiền muộn là tăng thêm cho mình một niềm hạnh phúc.
- Lợi ích cho người khác: một ngưòi khi đã biết sai và sửa thì đã biết tìm ra được cho mình 1 lói đi đúng đắn, biết ăn năn về việc lỗi lầm mà mình đã gây ra. Lúc đó, sự khoan dung luôn là điều tuyệt vời nhất đối với họ. Vì vậy, sự khoan dung luôn là ánh sáng le lói dẫn đường cho con người ta tìm về được với con đường mà người ta muốn đến.
=> Khoan dung cho người khác, đem đến cho mỗi người sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm hồn và đem đến cho người khác một niềm hạnh phúc lớn lao.
Lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa từng bị nhiều phong kiến, đế quốc xâm lược và chúng ta đã chống lại ách xâm lược đó hàng ngàn năm. Dù thời gian ngắn hay dài, cuối cùng chiến thắng đều thuộc về chính nghĩa, về dân tộc đã không tiếc máu xương, sức lực để giữ gìn sự vẹn toàn của non sông gấm vóc. Có điều là các thế lực xâm lăng đã gây bao thương đau cho dân tộc, cho nhân dân, nhưng khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đều đối xử với họ rất nhân đạo. Quả thực là đức khoan dung độ lượng đã trở thành thuộc tính, thành bản chất của con người Việt Nam. Lòng khoan dung cũng là yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc ta. Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại cáo: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"; Trước khi giã biệt trần gian, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã khuyên Vua Trần quyết sách giữ nước: "Hãy khoan cho sức dân để giữ kế rễ bền gốc sâu".
Lòng khoan dung rất cần nhưng cũng phải đặt đúng nơi, đúng lúc. Hai võ sỹ trên võ đài sẽ không ai chiến thắng nếu ai cũng không dám ra đòn vì sợ đối phương đau đớn, lúc này khoan dung thể hiện ở chỗ đúng luật, không "Chơi xấu" khi đối phương đã chịu thua. Napoleon nói "Khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi". Khoan dung, độ lượng là phẩm chất cao quý trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Giặc pháp xâm lược nước ta, chúng ta phải tự vệ, nhưng khi cả hai bên đều đổ máu, Người không cầm được nước mắt mà than rằng: Than ôi! máu Pháp hay máu Việt Nam cũng đều là máu đỏ, giá thế gian này hết chiến tranh thì hạnh phúc biết mấy. Đức khoan dung đó hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đang học tập và làm theo.
Có điều là hình như trong gian nan khốn khó, trong chiến tranh, khi sự sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc, lòng khoan dung mới có dịp phát triển và thể hiện rõ nét, còn bình thường khi người khôn càng nhiều, người đàng hoàng tử tế ít, lòng khoan dung cũng hạn chế đi nhiều vậy. Cứ quan sát trong lĩnh vực giao thông, đâu rồi hành vi nhường nhịn cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai? Đâu rồi lời cảm ơn, câu xin lỗi...Chỉ thấy người ta chen lấn, lạng lách, "sống chết mặc bay" trên đường, chỉ thấy người ta nhìn nhau bằng những ánh mắt "mang hình viên đạn" và những câu chửi thề thay cho lời xin lỗi, cảm ơn! Trong gia đình cũng vậy, sau khi đã qua rồi cái thuở yêu đương nồng cháy, người ta bắt đầu đưa lối ứng xử thiếu văn hóa vào trong quan hệ vợ chồng, cha con, anh em. Bác Hồ đã thẳng thắn phê bình: "Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là công dân, đàn bà cũng là công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác là phạm pháp". Thật đáng buồn là trong những năm gần đây, bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường và bạo hành trong xã hội đều tăng rất nhiều lần. Cuộc đời chúng ta có ba người thầy đáng tôn kính nhất là thầy mẹ, thầy giáo và thầy thuốc thì hiện nay đều "có vấn đề", đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, tôn tri trật tự bị đảo lộn khá nhiều...Thiếu khoan dung làm cho con người chấp nhặt, vô cảm trong các quan hệ xã hội, trong tình người. Khi đã thiếu khoan dung thì làm sao còn tình yêu thiên nhiên, môi trường, động vật...và đương nhiên sẽ phải trả giá cao cho "sự độc ác" của mình. Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, thói ích kỷ và nỗi sợ hãi. Con người hay so đo tính toán thiệt hơn, quen quy về giá trị đồng tiền kể cả các quan hệ thiêng liêng như tình cảm vợ chồng, nghĩa thầy trò, cha con, tình đồng chí, đồng đội. Cần phải biết rằng: thái độ và ứng xử khoan dung sẽ giúp con người đứng trên mọi hoàn cảnh, họ sẽ sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Những người có lòng khoan dung sẽ được xã hội, được mọi người kính trọng, mà giá trị không thể cân đong đo đếm tính được như đồng tiền. Nên biết rằng: Cái gì tính được bằng tiền thì cái đó rẻ. "Trong đối nhân xử thế nhường một bước là cao; lùi bước là nền móng của sự tiến bộ; đối xử với mọi người rộng lượng là phúc; đem lợi ích đến cho người khác là đem lại lợi ích cho mình". đây là bài của mình xem rồi cho ý kiến nhé
Mèo, chính xác hơn là mèo nhà, là một phân loài trong họ Mèo. Chúng là các động vật có vú nhỏ và ăn thịt với danh pháp khoa học Felis silvestris catus. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của chúng là mèo rừng châu Phi, sau được nuôi ở các nước châu Âu và các nước nước khác (Felis silvestris lybica). Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500- 8.000 năm.
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau như: mèo tam thể. mèo lông xù, mèo mướp, mèo mun, ... , một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng tồn tại với rất nhiều màu lông. Trên mặt mèo có bộ ria mép, đó chính là trợ thủ đắc lực của mèo. Những lúc đuổi chuột, chuột chạy vào hang, mèo muốn đuổi theo thì ria mép không được chạm vào cửa hang, còn nếu ria mép chạm vào thì mèo không thể đuổi theo được, vì chiều dài của ria đúng bằng chiều rộng thân. Đặt biệt tai mèo rất thính và mắt mèo rất tinh. Tai mèo có thể nghe mọi cử động của chuột, dù là nhỏ nhất. Mắt mèo có cấu tạo đặc biệt, có thể co giãn, ban ngày mắt mèo co lại, bạn đêm mắt mèo giãn ra, có thể nhìn được trong bóng tối. Điều đó giải thích vì sao mèo hay bắt chuột vào ban đêm. Mèo sợ lạnh, chúng thích ngủ ở những nơi ấm áp, thích cuộn tròn người và vuốt ve bộ lông. Vào mùa đông, mèo hay ngủ cạnh bếp lò, chui vào trong chăn ấm. Vào những ngày nắng, mèo hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất đặc biệt, khi được hiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin D, mèo lấy vitamin bằng cách liếm lông, chúng ta hay nhầm tưởng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân mèo có một đệm thịt dày, dù nhảy trên cao xuống cũng không phát ra tiếng động. thức ăn chính của mèo là chuột, ngoài ra mèo còn ăn thêm cơm, cá và rau. Chân mèo có móng vuốt đàn hồi, bình thường móng cụp lại, khi tự vệ hay vồ mồi thì móng duỗi ra. Chúng đồng thời là những sinh vật thông minh, và có thể được dạy hay tự học cách sử dụng các công cụ đơn giản như mở tay nắm cửa hay giật nước trong nhà vệ sinh.
Lòng khoan dung cứu rỗi tâm hồn
Chủ nhật, 26/09/2010, 09:38 (GMT+7)
Cuối cùng thì vụ án “nghịch tử giết cha” cũng đã khép lại với những tiếng thở dài và giọt nước mắt hoan hỉ của gia đình nạn nhân nhưng cũng là gia đình của bị cáo.
Chính tôi, khi đọc những dòng chữ cuối cùng trong bản tin đến đoạn, lúc Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM tuyên án chung thân đối với Phan Minh Mẫn, bà nội của cậu bé đã vỡ òa trong nước mắt và quỳ xá cảm ơn Hội đồng xét xử, tôi cũng không kìm được nước mắt. Mừng vì cậu bé đã thoát được cái án tử hình, còn có nhiều khả năng nếu cải tạo tốt sẽ có ngày được trở về hội nhập với cuộc sống xã hội. Mừng vì biết rằng, mẹ em, bà nội em vẫn còn có cơ hội được nhìn thấy em, được nắm bàn tay em, cho dù qua song sắt cánh cửa nhà tù. Mừng, thật mừng vì biết rằng, có một cái gì đó mơ hồ, dù chưa gọi được đích danh tên, nhưng đó chính là nhiều tấm lòng khoan dung tạo ra niềm hy vọng, có hy vọng sẽ làm con người ta sống tốt hơn, nhân ái hơn.
Tôi chắc rằng, những người cầm cân pháp luật hôm đó khi tuyên bản án này cũng nhẹ lòng, thanh thản với lương tâm, vì họ đã làm được một việc thuận lòng người là vừa trừng phạt tội ác vừa không chồng thêm một nỗi đau lên nỗi đau vốn đã thường trực trong cái gia đình này. Sự nhân đạo thấm đẫm trong bản án sẽ làm những con người vốn khốn khổ dường kia tâm phục nên sẽ gắn kết với nhau, bảo ban nhau “sửa mình” để sống tốt đẹp hơn, sống trong hy vọng đến ngày được đón Minh Mẫn trở về. Và cậu bé, hơn ai hết sẽ biết quý cuộc sống hơn khi em đã từng đứng trước bản án tử hình và bây giờ tự hối cải về tội ác tước đoạt cuộc sống của cha mình. Tất cả những ai quan tâm đến vụ án này, đến cuộc đời bất hạnh của Minh Mẫn, cũng sẽ cầu chúc em thêm nhiều nghị lực để cải tạo tốt, tìm kiếm các cơ hội được ân xá để có thể được trở về với gia đình.
Tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người, rằng những bản án nhân đạo thấu lý đạt tình như thế luôn gieo niềm tin yêu cuộc sống đến với những con người tưởng chừng đang phải vứt bỏ ra ngoài xã hội. Không chỉ Minh Mẫn phải biết ơn những tấm lòng nhân ái đã mở ra với em, mà thực sự còn nhiều người đã từng mắc lỗi lầm cần được xã hội chìa bàn tay nhân ái cứu vớt cuộc đời họ. Chuyện một cô gái xinh đẹp ở Hải Phòng vì trao nhầm tình yêu trong sáng đầu đời khi mới 16 tuổi cho một kẻ nghiện hút nên đã bị lôi kéo vào vũng bùn sa ngã. Cô cũng nghiện hút, phải bán mình lấy tiền thỏa mãn cơn nghiện, từng vào trại cai nghiện tới 7 lần mà chưa lần nào khi trở về xã hội cô giữ được mình trước sự cám dỗ của cơn nghiện. Có lẽ, bởi những lần đó cô quá cô đơn trước những con người, vốn là bạn bè, người thân… nên đã khiến cô liên tục tái nghiện trở lại. Lần này, khi cô chuẩn bị ra trại, một người đàn ông rộng lượng, yêu cô tha thiết đang chờ cô để cùng xây dựng một cuộc sống gia đình đầm ấm, khiến cô hào hứng quyết tâm vượt lên tất cả. Cô bảo, chưa bao giờ cô ước mong một cuộc sống hạnh phúc đời thường và đơn sơ đến thế, mái ấm gia đình và những đứa con do chính cô sinh ra.
Sẽ còn rất nhiều người vốn từng là những giang hồ cộm cán, từng gây nhiều tội ác và bị pháp luật trừng trị, sau một thời gian cải tạo đã nhận ra rằng đời người cần có một mái ấm gia đình. Mái ấm đó có vợ có chồng, có những đứa con ngoan và có cả những người hàng xóm thân thiện. Vậy thì mỗi chúng ta sao không cố sống khoan dung, hòa tấm lòng nhân ái đến với mọi người xung quanh để xã hội thêm bình an. Điều đó cần lắm chứ
Bài học giá trị cuộc sống
Chủ nhật, 20/06/2010, 09:09 (GMT+7)
Dù đã qua hơn 20 năm, nhưng tôi vẫn cứ nghèn nghẹn mỗi khi ba mẹ kể lại những tháng ngày cơ cực xưa kia cho anh em tôi nghe. Ba mẹ luôn hy vọng câu chuyện ấy sẽ là hành trang giúp chúng tôi nhẹ bước vào đời.
Ba kể, vào những năm 1980 - 1985, kinh tế nước mình còn khó khăn lắm. Khi ấy, ba và mẹ lấy nhau, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm. Vì muốn bớt đi gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, ba xin ông nội ra ở riêng. Ông bà nội cũng đồng ý và cho ba mẹ một công bảy ruộng làm vốn sinh sống.
Từ đó, ba mẹ cố gắng làm thêm tất cả mọi việc, từ nhổ cỏ, dặm lúa, gặt lúa để sinh sống qua ngày. Đến những năm 90, bấy giờ tôi đã lên 6. Tôi còn nhớ rất rõ gia đình còn nghèo lắm. Cứ mỗi tối, ba lại quảy đèn đi bắt cá, bắt ếch mang về cho mẹ đem ra chợ bán. Ba mẹ phải bươn chải ngược xuôi nhưng cũng chỉ tạm lo cho cuộc sống gia đình cơm ngày hai bữa. Bất kể ngày nắng hay mưa, mùa nào việc đó, mùa khô thì ra đồng làm thuê, mùa nước lên (tháng tám âm lịch) thì giăng câu, thả lưới...
Nhà nghèo nên mẹ tiết kiệm mọi chi tiêu trong gia đình. Đồ ăn cũng chỉ rau có sẵn trong khu vườn nhỏ xíu sau nhà, với những con cá thừa từ phiên chợ mẹ mang về. Có khi cả ba, bốn tháng mới có một bữa cơm ngon. Mẹ bảo: “Các con ráng đi vì nhà mình nghèo đành phải chịu thôi”. Biết vậy, anh em tụi tôi chẳng đòi hỏi gì. Chỉ có thằng Út cứ đòi mẹ mua bánh hoài. Nhiều hôm không bán được cá, mẹ không mua bánh, nó khóc thét mà tội. Mẹ nhìn thằng út mà nước mắt ứa ra vì tủi thân.
Rồi từng đứa trong anh em tụi tôi cũng lần lượt cắp sách đến trường. Áp lực lo cho cuộc sống, lo tiền học phí ở trường, sách vở, tiền áo quần của chúng tôi đè nặng lên đôi tay gầy còm của ba, của mẹ. Mẹ luôn động viên: “Các con đừng lo, tiền nong đã có mẹ. Các con cố gắng học giỏi là mẹ vui rồi”. Có nhiều đêm nghe mẹ thở dài vì những lo toan mà tôi tự nhủ với lòng phải cố gắng học để mai này đền đáp công ơn hy sinh của ba mẹ. Tuy khó khăn, nhưng ba mẹ tôi quyết không để anh em tụi tôi phải bỏ học. Ba mẹ kiếm việc làm thêm. Ngoài đi gặt, nhổ cỏ, dặm lúa như thường lệ, ba còn đi nhận đất mướn, đi phóng lúa. Hễ ai cần người phụ là ba mẹ làm hết.
Cuộc sống gia đình dần đỡ hơn, những tháng ngày cơ cực, vất vả cũng tạm qua đi. Tuy cuộc sống không giàu sang nhưng cũng đủ để lo cho chúng tôi tiếp tục học. Không biết anh Hai, chị Ba và thằng Út nghĩ gì về câu chuyện ba mẹ thường hay kể. Còn riêng tôi, đó là một bài học về giá trị cuộc sống, bài học về đức tính chịu thương, chịu khó và về nghị lực sống vươn lên
Khoảng cách vô hình
Chủ nhật, 20/06/2010, 09:02 (GMT+7)
Ngày chị về làm dâu không người nào bên gia đình chồng chào đón, chỉ có anh, vì quá yêu chị nên đã thuyết phục gia đình để cưới chị. Ở miền quê hẻo lánh ấy, gia đình anh không khá giả, trong khi đó gia đình chị lại thuộc hạng trung lưu. Ngày chị quyết định theo anh về nhà, mẹ của chị đã từng cảnh báo “hạnh phúc hay không đều do con chọn lựa, sau này đừng than trách ai”. Lúc đó chị không nghĩ đến chuyện tan vỡ vì chị biết với tình yêu, anh sẽ bênh vực, bảo bọc chị. Chị tin anh, đặt cả cuộc đời vào tay anh.

Minh họa: L.D
Ngày đầu tiên làm dâu, chị choáng váng. Vin vào lý do con dâu trưởng, mẹ chồng giao hết chuyện nội trợ của gia đình cho chị cáng đáng. Chị đã phải gánh từng thùng nước, rửa hàng núi chén khi nhà có đám giỗ, những chuyện mà khi còn ở nhà mẹ, chị không phải làm. Thấy vợ cực anh cũng đôi lần phụ giúp nhưng hầu như những lần như thế chị đều nghe mẹ chồng phàn nàn. Lúc ấy, anh lại lủi thủi đi. Chị vừa làm vừa khóc nhưng biết sao được, con đường này là do chị chọn lựa.
Công việc của anh không tiến triển tốt, hơn nữa anh cũng muốn chị thoát khỏi sự khó chịu của gia đình mình, anh quyết định cùng chị dọn lên thị trấn. Qua một người bạn, anh hùn hạp làm ăn và thuê nhà cho hai vợ chồng ở. Từ ngày lấy anh chị nghỉ làm, ở nhà làm việc nhà mặc dù chị đã tốt nghiệp đại học. Lên thị trấn với bao nhiêu chi phí phát sinh, chị đã bàn với anh để đi làm lại. Lúc chị nhận được việc làm mới cũng là lúc chị biết mình có thai.
Chị gọi điện về cho mẹ và mẹ chị không ngớt khuyên chị nên quay về để mẹ tiện chăm sóc. Vẫn biết “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng” nhưng nếu quay về, chị sẽ bị khó xử với gia đình bên chồng. Bàn với anh, anh lặng thinh!
Đứa bé chào đời chỉ có 1,3kg, đó là kết quả lúc mang thai chị không được chăm sóc đúng chế độ và làm việc quá sức. Anh nhìn chị, chị nhìn anh lặng lẽ. Mẹ chị khăn gói lên bệnh viện để thăm con, cháu. Bà ở lại hai tuần với chị trong bệnh viện vì em bé phải nằm lồng ấp. Nhìn đứa con trai đang thoi thóp thở chị đau quặn tim. Anh yêu chị, yêu gia đình nhưng anh không đủ can đảm đối diện với mẹ anh để bênh vực chị. Vì yêu anh, chị không dám phản ứng cách hành xử của mẹ chồng. Cứ thế, một người phải chịu đựng còn một người đắc thắng.
Chuyện nàng dâu mẹ chồng luôn hiện hữu trong mọi thời đại. Ở đây, anh – chồng chị, anh hội đủ các yếu tố của một người con, người chồng tốt nhưng anh không phải là người cha tốt… Chị chưa bao giờ trách anh dù rằng đã đôi lần anh đứng về phía mẹ. Chị cũng chưa bao giờ than trách vì mẹ chồng không có tình cảm với chị. Nhưng cho đến bây giờ chị mới hiểu, giá như anh và chị không ra đi khi cả hai chưa có gì; giá như anh đã thuyết phục được gia đình cho cưới chị thì anh phải thuyết phục gia đình anh chấp nhận và coi chị như người thân của họ. Đàng này…
Thế nhưng, khi chúng ta nói hai chữ “giá như” nghĩa là mọi việc đã quá muộn màng. Điều còn lại với chị bây giờ là đứa con, nếu con chị không khỏe lại, chị và anh sẽ ra sao? Chị không dám nghĩ đến.
Lần vấp ngã đầu tiên và duy nhất ấy đã rèn dũa chị, biến chị thành người đàn bà mạnh mẽ. Người đàn ông thứ hai trong cuộc đời chị cũng đến với chị bằng tình yêu. Nhưng, sự cứng cỏi, bản lĩnh ở anh đã giúp chị vượt qua được đau thương và mất mát…
Bây giờ, cứ cuối tuần chị lại đưa con về thăm ngoại và nội. Chị vui vì chị có hai người mẹ hết mực thương yêu và thông cảm. Chị thầm cảm ơn anh, người đã yêu và biết chia sẻ vui, buồn cùng chị. Mặc dù chị gặp anh ở giữa quãng đường nhưng chị biết chị sẽ cùng anh đi hết quãng đường còn lại…
NHƯ CÁT
Bông hồng vàng chờ đợi
Thứ bảy, 22/05/2010, 23:05 (GMT+7)
Dẫu biết anh là người bay bướm nhưng chị vẫn nhận lời làm vợ, bởi đơn giản: chị yêu anh. Chị vẫn tin rằng khi đã lập gia đình thì anh sẽ thay đổi, trở thành người đàn ông chỉn chu hơn, có trách nhiệm hơn. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau ngày cưới, tất cả đều đổ sập.
Mặc cho chị bụng mang dạ chửa, anh lại mải mê đeo đuổi những cuộc phiêu lưu tình ái mới. Khuyên nhủ, can ngăn đều vô tác dụng. Rồi một ngày anh lạnh lùng: chia tay.
Ra tòa, do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến bào thai nên đơn ly hôn của anh không được tòa chấp nhận. Chị chờ anh suy nghĩ lại. Anh tỏ vẻ bất cần, tiếp tục lao vào những cuộc chơi mới. Một mình sinh con, nếm trải biết bao điều cay đắng nhưng thật lạ, chị vẫn không hề có cảm giác hận anh.
Từ ngày anh kiên quyết rời bỏ, chị cứ đều đặn cắm trong phòng mình một bông hồng vàng để chờ đợi. Với chị, màu vàng là màu của vua chúa, tượng trưng cho sự cao quý. Dù cho anh bội bạc nhưng tình yêu của chị vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Chị luôn yêu và đợi chờ ngày anh trở lại.
16 năm, thời gian thấm thoắt trôi. Chẳng biết đã có bao nhiêu bông hồng vàng bị héo úa và được chị thay bằng cành hoa mới? Anh vẫn cứ biền biệt, quên cả trách nhiệm với đứa con thơ. Những ai biết chuyện đều bảo chị dại dột. Trách chị sao giữ mãi trong lòng làm gì hình ảnh của một con người không đáng trong khi chị hoàn toàn có thể tìm cho mình một hạnh phúc khác, một bờ vai khác để nương tựa. Chị chỉ mỉm cười.
Chẳng biết chị sẽ phải cắm và thay những bông hồng vàng héo úa trong vô vọng cho đến bao giờ. Đã 16 năm, khoảng thời gian không phải là ít. Liệu người ta sẽ thay đổi sau ngần ấy năm chẳng hề đoái hoài gì đến chị không?
Trong câu chuyện của chị, có lẽ như mọi người thường nói là tình yêu có những lý lẽ riêng. Và dù sao thì tôi, kẻ vô tình biết được câu chuyện của chị cũng thầm mong rằng ngày nào đó anh sẽ quay trở lại, sẽ cùng chị vun đắp cho tình yêu ngày cũ.
THANH PHÚC (Tặng chị Nguyệt Nga)
Đôi mắt của mẹ
Chủ nhật, 02/05/2010, 09:19 (GMT+7)
Tôi xa nhà khi vừa học hết cấp 2. Năm lớp 10, tôi đậu vào trường chuyên và phải vào thành phố thuê nhà trọ để bắt đầu cuộc sống tự lập. Nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ mẹ luôn là động lực để tôi cố gắng học tập.
Trong suốt ba năm ấy, cứ mỗi lần về thăm nhà rồi trở lên thành phố thì mẹ luôn là người tiễn tôi ra bến xe. Và lần nào, cảnh tượng cuối cùng lưu vào ký ức tôi sâu sắc nhất vẫn là đôi mắt của mẹ. Mẹ nhìn tôi thật lâu rồi nháy mắt ra hiệu cho tôi bước lên xe.
Tôi nghĩ rằng mẹ sợ tôi bắt gặp mẹ khóc. Nhưng không, mẹ không bao giờ rơi nước mắt khi tiễn tôi đi, mặc dù mẹ rất buồn. Ánh mắt mẹ thật bao dung, hiền hòa, thánh thiện nhưng lại chất đầy nỗi nhớ.

Bây giờ, tôi đã là một sinh viên, không thể về nhà thường xuyên nên càng nhớ và thương mẹ nhiều hơn trước. Nỗi nhớ ấy cứ chất chồng trong trái tim. Nhiều lần nhớ mẹ quá, tôi không biết làm sao hơn ngoài việc lao đầu vào học để tìm quên.
Tôi đã từng ngưỡng mộ đôi mắt đa tình của thằng bạn học cùng lớp. Tôi cũng đã từng đắm đuối bởi ánh mắt quyến rũ, đáng yêu của một cô gái lướt qua trên đường. Có rất nhiều đôi mắt rất đẹp, một nét đẹp kiêu sa, cuốn hút đến lạ thường. Nó khiến chúng ta phải suy tư, trăn trở và thổn thức.
Nhưng suy cho cùng, không gì có thể sánh bằng đôi mắt của mẹ. Chỉ có ánh mắt của mẹ mới khiến ta phải đứng lên sau khi vấp ngã, khiến ta bừng tỉnh trước những cám dỗ của xã hội. Và cũng chính đôi mắt ấy là ngọn đèn soi sáng ta trong những đêm tối, giúp ta vượt qua những tội lỗi của cuộc đời.

Cảm ơn mẹ! Cảm ơn đôi mắt nhân từ của mẹ! Chính đôi mắt mẹ đã dõi theo con suốt cả cuộc đời.
VŨ THANH THANH
Do yuno1997 gởi ngày 08.10.2011
12 cách để giảm mỡ bụng
Thứ Sáu, ngày 14/08/2009, 08:45
(Lam dep) - (Eva.vn) Lớp mỡ bụng ngày càng dày lên khiến bạn trở nên nặng nề, xấu xí và bạn bắt đầu quay cuồng với những cách giảm cân "không đầu không cuối". Bí quyết để lấy lại vòng eo thon đó chính là bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề và thực hiện nghiêm túc 12 mẹo nhỏ dưới đây.
Hãy đến với chuyên mục làm đẹp của Eva.vn để tìm hiểu những bí quyết chăm sóc da, làm đẹp da, làm đẹp tóc, các kiểu tóc hợp thời trang, hay bí quyết trang điểm… hiệu quả nhất cho mọi phụ nữ.
1. Tạo thói quen ăn nhiều bữa trong ngày
Đầu tiên hãy tạo cho mình một tâm lý thật thoải mái, ko nên quá hồi hộp và lo lắng vì đây là thời điểm mà bạn cần giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Có thể chia thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ trong ngày để khi vào bữa ăn chính bạn không còn cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều nữa.
2. Không được bỏ bữa ăn sáng
Nếu bạn không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sau một giấc ngủ dài thì đó là nguyên nhân khiến bạn trở thành một mẫu người gầy yếu và không có sức sống. Bạn đừng nghỉ nếu bỏ ăn bữa sáng thì bụng mình sẽ 'mi nhon' hơn mà nó còn có tác dụng ngược lại. Bụng của bạn sẽ trở nên béo hơn khi quá trình trao đổi chất bị chậm lại trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng và đốt cháy ít lượng calories.
Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, thực hiện ăn chậm, nhai kĩ.
3. Lựa chọn cẩn thận các thành phần thức ăn
Cố găng ăn nhiều thức ăn có tác dụng hãm chất béo như ngũ cốc, rau, hoa quả, sữa không kem, thịt gia cầm, hải sản và trứng. Chính vì vậy hãy tránh xa những loại thức ăn như bánh pizza, đồ rán, các sản phẩm có nhiều đường... mặc dù có thể đó là những thứ mà bạn thích ăn nhất.
4. Ăn chậm
Cố gắng tạo thói quen ăn chậm và nhai kĩ. Nó sẽ làm cho có bạn cảm giác no lâu hơn và không bị vượt quá mức lượng thức ăn được phép đưa vào cơ thể.
5. Thực hiện các bài tập thể dục có hiệu quả
Lời khuyên cho các bạn muốn giảm lượng mỡ bụng thì hãy thực hiện các bài tập như đi bộ, aerobic hay đạp xe. Và thời gian tốt nhất để thực hiện các bài tập này là trước bữa ăn sáng.
Trong ngày bạn vận động càng nhiều càng tốt.
6. Uống càng nhiều nước càng tốt
Hàng ngày bạn nên có thói quen uống càng nhiều nước càng tốt, nước lọc hoặc nước chè nóng. Nó có tác dụng kìm hãm các thức ăn có nhiều chất béo mà bạn đưa vào cơ thể.
7. Ngủ đủ giấc
Nếu một ngày bạn không ngủ đủ 7 - 8 tiếng thì cơ thể sẽ không đủ năng lượng để phục vụ bạn làm việc và cảm giác ăn ngon. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống thì quá trình trao đổi chất càng kém vì vậy muốn giảm béo bụng thì trước tiên bạn phải đảm bảo giấc ngủ cho mình.
8. Hạn chế lượng cồn đưa vào cơ thể
Rượu cồn rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là gan, nó làm chậm lại quá trình đốt cháy chất béo tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn có thể sử dụng một ly rượu vang đỏ để tăng cường thêm sức khỏe.
Uống nhiều nước để sở hữu một vòng eo thon thả, không mỡ bụng.
9. Tăng cường vận động
Cơ thể càng vận động nhiều thì quá trình trao đổi chất càng mạnh, điều này rất có lợi cho kế hoạch giảm béo bụng cho bạn. Ví dụ, bạn có thể chọn chỗ để xe xa hơn một tí, đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, nếu gần thì bạn có thể đi bộ và để xe ở nhà...
10. Giảm lượng muối cho cơ thể
Muối sẽ khiến cơ thể bạn không thoát được nước và đó là nguyên nhân khiến bụng bạn không thể nhỏ lại được. Chính vì vậy lượng muối có trong bữa ăn là đã quá đủ đối với cơ thể và không cần phải cung cấp thêm. Ngoài ra bạn cần chú ý ăn càng ít các loại thức ăn có nhiều muối thì càng tốt.
Ngày thứ nhất:
Sáng: 1 cốc nước pha mật ong loãng.
Trưa: Hai cốc trà xanh mật ong, 1 thìa mật ong.
Chiều: Hai thìa mật ong.
Tối: Hai cốc trà thảo dược pha mật ong.
Ngày thứ hai:
Sáng: 1 cốc trà xanh mật ong.
Trưa: 1 cốc trà bạc hà mật ong, 1 thìa mật ong.
Chiều: 1 cốc nước đường mật.
Tối: 1 cốc hồng trà mật ong, 1 thìa mật ong
Ngày thứ 3:
Sáng: 1 cốc nước pha mật ong loãng.
Trưa: Một cốc trà cam mật ong.
Chiều: 1 thìa mật ong.
Tối: 1 cốc hồng trà mật ong.
3 ngày giảm béo với phomai và chuối
Chỉ cần mỗi tháng ăn theo thực đơn này 1 lần, mỗi lần nhiều nhất 3 ngày, khi bụng đói chỉ uống nước, ăn pho mai hoặc salad rau xanh, hoa quả tươi.
Sáng: 1 quả chuối, 1 miếng pho mai không béo và 1 cốc nước suối khoáng.
Trưa: 1 quả chuối, thêm hai miếng pho mai không béo và 1 cốc suối khoáng.
Tối: 1 quả chuối thêm hai miếng pho mai không béo và 1 cốc suối khoáng.
3 ngày giảm béo với cháo trắng
Sáng: cháo trắng và 5 lát bánh quy kẹp socola hoặc 1 lát bánh mỳ lúa mạch.
Trưa: Cháo trắng và 1 quả trứng ốp hoặc 1 bánh bao.
Tối: Cháo trắng và 1 đĩa rau xào chay.
Không nên mặc chất liệu thõng, buông nhẹ hay chất liệu thô, cứng. Nên mặc chất liệu chun, có sự đàn hồi cao.
Theo chuyên gia thiết kế của Cuc Boutique, đồ thô, dày, có các hình vẽ hoa văn cỡ lớn, dễ thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh vào eo, lưng và mông, vì thế bạn gái có thân hình đẫy đà không nên mặc kiểu này.

Bạn cũng không nên mặc những chất liệu vải có kẻ sọc ngang, sọc to và họa tiết to sẽ làm cho người càng béo. Sự lùng thùng trong trang phục cũng sẽ khiến bạn mất đi vẻ quyến rũ.
Không nên mặc quần vê ống, trừ khi màu giày, màu tất và màu quần hoà quyện được với nhau.
Các loại trang phục có hình vẽ quá lớn hoặc đối chọi màu quá lệch sẽ không phù hợp. Trong mọi trường hợp cần chú ý tỉ lệ tương xứng, cắt may hợp với dáng vóc, nhất là tay áo và phần vai.
Những chiếc jacket thẳng dài đến gối sẽ tạo cảm giác béo, những chiếc rộng lùng thùng hoặc quá ngắn sẽ là thảm họa kéo ngang thân hình bạn. Jacket chiết eo luôn luôn chỉ nằm ngang hông.
Và đây là những điều bạn "nên":
- Các hoạ tiết trên trang phục nên tập trung chủ yếu ở ve cổ và phần trên của thân áo. Từ đầu đến chân cần mặc cùng một màu nền cơ bản.
- Áo không mặc quá chật, ngắn một chút càng dễ coi và đẹp. Dĩ nhiên không nên ngắn quá, vì nếu ngắn quá sẽ khiến mông bạn vốn đã thấp lại sệ xuống, rất khó coi. Tuy nhiên áo jaket có độ dài phủ kín mông là được.
- Nếu mặc áo thụng rộng hoặc jaket thì phải mặc váy ngắn hoặc quần bó. Quần gấp li phải dùng loại mềm, nhẹ.
- Nên chọn màu tối, ấm một chút như màu vỏ đỗ, màu hồng ghi, màu lòng tôm, màu xanh lục nhạt và tùy thuộc vào da nâu hồng hay xỉn để lựa chọn phù hợp.
Các kiểu trang phục bạn chọn về màu sắc là những tông màu sáng: trắng, vàng, xanh chuối rất hợp cho những người có vóc dáng thon thả. Để thay đổi phong cách ăn mặc của bạn nhưng vẫn giữ được cá tính giản dị bạn có thể chọn những kiểu áo công sở áo váy màu sắc tươi sáng, nhiều họa tiết tinh tế như nhấn phần eo, túi, ngực, thắt lưng hoặc kiểu dáng đơn giản nhưng màu sắc hoa văn nhã nhặn tinh tế sẽ giúp bạn thoải mái lựa chọn những kiểu áo thanh lịch , trẻ trung, nổi bật thể hiện cá tính của mình. Tránh chọn những kiểu suôn, ôm sát người có tông màu tối sẽ làm bạn ốm hơn. Chất liệu thì bạn tránh chọn những chất liệu quá mỏng, gây phản cảm. Chọn những chất liệu có độ dày tương đối, thoải mái và có độ co giản. Nên mặc các chất liệu thô hoặc hơi cứng, tránh vải quá mềm, rủ. Kaki, tafta, bò... là gợi ý hay cho các bạn nữ có dáng gầy và mỏng.
Đối với những người gầy, dáng mỏng, không nên mặc đồ quá ôm sát cơ thể mà phải hơi rộng một chút, nhưng vẫn đảm bảo về phom dáng.
Nên mặc các tông màu sáng. Nếu chọn họa tiết hoa thì phải là những bông hoa to cùng mảng họa tiết sáng, giúp bạn giảm bớt được cảm giác quá gầy. Tránh mặc những màu tối như đen, nâu...
Đối với những tông màu sẫm thì kiểu dáng phải hoàn toàn rộng hơn, không được bó sát quá. Nếu có trang trí thì đó là những mảng hoa hay họa tiết như ren, rúm bèo; các đường nhún trên trang phục cũng phải sáng màu.
Xu hướng thời trang 2007 đang là một lợi thế lớn đối với những bạn có dáng người gầy, mỏng. Đó là những chiếc áo khá rộng rãi, thắt đai hờ làm dáng phần eo và hơi xòe ở phần hông.
Lời khuyên quan trọng nhất với những người có nhược điểm về hình thể là, nên đến các hãng thời trang có uy tín để được các chuyên gia thiết kế có kinh nghiệm giúp bạn tự tin hơn với vóc dáng của mình.
Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?





Liên kết
User Online
117 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 117 khách